Nhiếp ảnh gia anthony powell đã dành 15 năm đến nam cực quay phim, ghi lại cuộc sống của những người làm việc tại vùng đất được coi là lạnh giá bậc nhất trái đất này. Bức ảnh chụp cảnh ông đang đứng trước sông băng Barne.
Để có được những bức ảnh đẹp, Anthony phải làm việc nhiều giờ liền dưới thời tiết giá lạnh , gió thổi mạnh lên đến 100 km/h. Trong ảnh là nam cực quang trên Black Island.
Mức gió ở đây thường khoảng 62 km/h và nhiệt độ có khi xuống -50 độ C.
Có khoảng 30 trạm nghiên cứu để các nhà khoa học sống và làm việc ở Nam Cực. Các trạm này cũng thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ của Anthony là ghi lại khoảnh khắc về cuộc sống của họ.
Do điều kiện quá khắc nghiệt nên những người làm việc ở đây thường làm một năm rồi nghỉ một năm. Nhưng Anthony thì khác, ông bị khung cảnh ở đây mê hoặc đến nỗi không muốn rời đi.
Trước khi làm việc ở Nam Cực, Anthony từng làm một kỹ thuật viên truyền thông.
Những con vật sống ở đây được đánh giá là thân thiện và cũng khá bạo dạn. Chúng hay đến gần con người.
Độ ẩm không khí ở Nam Cực bằng 0, nên nếu có chút hơi ẩm nào nó sẽ bị đóng băng ngay lập tức. Trên ảnh là Anthony với chiếc mũ và che kín mặt của mình. Hơi thở của ông bị đóng băng tại chỗ.
Trên ảnh là hồ băng Vanda, một hồ nước rất mặn, đóng băng quanh năm.
Khi làm việc tại Nam Cực, Powell quay một bộ phim tài liệu về cuộc sống hàng ngày của những người sống ở đây, đặc biệt là vào mùa đông. Nhiệt độ thấp, gió mạnh khiến công việc của ông trở nên rất khó khăn.
Theo Anthony, mùa đông ở đây rất cô độc. Và các nhà khoa học, người sinh sống và làm việc ở đây, cũng phải đánh đổi những hạnh phúc thông thường nhất như: ăn một lát bánh mì nướng hay ngửi hương thơm của các loại hoa.
Nhà quay phim cho biết để sống ở nơi được nhiều du khách gọi là "tận cùng của thế giới" này, bạn phải từ bỏ khá nhiều thứ: tiện nghi, sự thoải mái, cuộc sống vui vẻ cùng bạn bè. Trên ảnh là lúc Anthony cầu hôn và làm đám cưới với vợ. Cả hai đang làm việc tại Nam Cực và có một cuộc sống hạnh phúc.