Cứ vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm, những đôi dang dở lại hẹn hò ở phiên chợ tình khâu vai để được nhìn thấy, hỏi thăm về sức khỏe, cuộc sống của nhau… hay cùng uống dăm ba chén rượu. Đây là phiên chợ ca ngợi tình yêu đôi lứa trong sáng có sức lan toả trong cộng đồng, và nằm trong chuỗi sự kiện của tuần văn hóa , Du lịch - lễ hội chợ tình Khau Vai năm 2015 diễn ra từ ngày 13 đến 16/5.
Tham gia Tuần Văn hóa, Du lịch, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc sinh sống ở Mèo Vạc như " cưỡi ngựa về chợ tình".
Điệu múa khèn của các chàng trai cô gái người Mông.
Các cô gái giao lưu hát hò bên chàng trai Mông đang thể hiện khả năng thổi sáo.
Các hoạt động tại chợ tình thể hiện những nét văn hóa đặc trưng vốn có của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng Cao nguyên đá.
Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà cũng là nghi lễ quan trọng trong ngày hội ở Mèo Vạc. Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng trai nghèo và khác dân tộc. Với lời thề kiếp sau thành vợ chồng, họ chia tay ngày 27/3. Người dân trong vùng lấy ngày đó là ngày họp chợ tình hàng năm.
Ngoài các hoạt động ca ngợi tình yêu trong sáng, Tuần Văn hóa, Du lịch - Lễ hội chợ tình Khâu Vai còn tổ chức nhiều cuộc thi độc đáo , giới thiệu văn hóa vùng cao. Trên hình là các chàng trai cô gái đang thi giã bánh dày của dân tộc Nùng.
Thi đan nón lá cây của dân tọc Giáy.
Những cô gái Mông tham dự cuộc thi dệt vải lanh . Đối với người dân tộc Mông, phụ nữ không biết dệt vải thì chưa được gọi là đảm đang.
Bên cạnh tham gia các hoạt động trong lễ hội chợ tình, nhiều người còn tranh thủ lưu giữ những khoảnh khắc đẹp giữa cánh đồng hoa tam giác mạch trái mùa ở xã Lũng Pù.