Tấm bảng có nội dung: “Hôm nay cả Nhà cùng nhau về quê. Nếu bạn ghé quán cứ vào ngồi chơi nha! Nếu bạn muốn mua gì cứ tự lấy nhé. Giá tiền đều có hết rồi. Có một thùng gỗ trước căn bếp nhỏ (phòng số 3) bạn để tiền vào đấy nha! Cần gì bảo tụi mình hen! -Tuần thiệt vui-”
Cư dân mạng ngay lập tức “lùng xục” thông tin về quán, các bạn hãy cùng tìm hiểu về quán nhé!
“Nhà của thời thanh xuân” - Cái tên đầy mộng mơ gợi cho những lữ hành vô tình dừng chân trước cái biển gỗ nhỏ mộc mạc một chút hoài niệm về thời thanh xuân đầy nhiệt huyết đã qua của mình... Khung cảnh nên thơ trước quán... (Nguồn: FB) Ngôi nhà toạ lạc ở con dốc trên đường Triệu Việt Vương, thành phố Đà Lạt (Nguồn: FB) Chốn bình yên giữa Đà Lạt...(Nguồn: FB)Điều mà khiến bạn đọc không khỏi ngạc nhiên là “Thời Thanh Xuân” không phải là một quán cà phê. Trong thực đơn chỉ có tên một vài loại trà đơn giản, thêm vài loại bánh quy tự làm. Càng ngạc nhiên hơn khi tất cả đều là miễn phí.
Sản phẩm được bày bán nơi đây là những cục xà phòng làm từ nguyên liệu tự nhiên, những chai tinh dầu thơm và trà hoa do các bạn nhân viên tự sản xuất. Không gian đậm chất nghệ thuật, cùng trà thơm,túi bánh nhỏ này chỉ là món quà mà chủ quán dành tặng cho khách tới chơi, xem và mua những sản phẩm đặc biệt.
Mộc mạc, giản dị là vậy nhưng khung cảnh của quán vẫn toát lên vị nghệ thuật...(Nguồn: FB).Ở Quán của “Thời thanh xuân”, sản phẩm của quán đều được gói một cách cẩn thận, sau đó được đựng trong một chiếc hộp gỗ, khắc logo hình ngôi nhà - biểu tượng của quán.
Hình ảnh ngôi nhà - biểu tượng hay chính là tinh thần của những con người ở đây (Nguồn: FB)Nhân viên của nhà, họ là ai? – Đằng sau quán là một dự án đầy tính nhân văn!
Đến quán của “Thời thanh xuân”, bạn sẽ đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, khi biết rằng, một nửa số nhân viên ở đây đều là những bạn bị khiếm khuyết. Họ đều còn rất trẻ, nhưng lại không thể nghe và cũng không thể nói.
Các bạn tới làm việc theo một dự án cộng đồng mang tên “Nhà của Thời Thanh Xuân” do anh Võ Thành Luân và những người bạn của mình tạo lập nên. Dự án này hướng tới giúp đỡ các bạn trẻ khuyết tật, và đối tượng đầu tiên được giúp đỡ là người khiếm thính.
Các bạn sẽ cùng chung sống và làm việc ở quán trong vòng hai năm. Công việc chính của các bạn là làm xà phòng, chiết xuất tinh dầu, làm trà và bây giờ là tiếp đón những vị khách tới thăm quán.
Những người khiếm khuyết ở đây phải học làm bánh, tinh dầu, xà phòng...(Nguồn: daikynguyen) Sản phẩm soap quế của “Nhà của thời thanh xuân”. ( Nguồn: FB)Dự án Thời Thanh Xuân cho phép các bạn khiếm khuyết tự mình trải nghiệm, học cách làm việc, rèn giũa tác phong của mình, suy nghĩ về những gì mình có thể làm, hướng đi cho bản thân và tích lũy một khoản vốn. Để đến khi hai năm ở “Thời Thanh Xuân” kết thúc, các bạn đã trang bị cho mình một hành trang nhỏ nhưng vững vàng về cả kinh tế lẫn kĩ năng.
Nhưng trên hết, ở nhà của Thời Thanh Xuân, các bạn sẽ không bị kì thị hay phân biệt đối xử. Những người nói có ngôn ngữ riêng vì thế những người khiếm thính cũng có quyền dùng ngôn ngữ kí hiệu.
Bên cạnh những người khiếm thính, quán còn có các bạn trẻ đến làm tình nguyện viên – những người từ chối công việc lương cao ở nơi đô thị phồn hoa để về với nơi đại ngàn rộng lớn giúp đỡ những người kém may mắn.
Đã có một Thời Thanh Xuân như thế – Nơi những người trẻ không đầu hàng số phận.
Tuy họ bị những khiếm khuyết nhưng những con người trẻ nơi đây không đầu hàng số phận. Họ cùng nhau sống chân thật, làm việc kỷ luật : Mỗi người phải dành hết tâm sức khi làm việc.
Từ những việc nhỏ họ dần hoàn thành được cả một công việc lớn: Từ làm xà phòng, tinh dầu , pha trà cho khách. Họ học cách làm việc kỷ luật để đảm bảo một chu trình sản xuất: Từ sao trà cho đến đóng gói sản phẩm, hay giao hàng đến những người dùng, khâu nào cũng quan trọng và cũng cần sự hài lòng của người sử dụng.
Chính sự tận tâm ấy là chìa khoá giúp cho nhiều khách hàng biết đến họ hơn, hay đó cũng chính là chữ Tín trong kinh doanh.
Không chỉ vậy, họ còn cùng nhau học các sống thiện: "Thiện với người khác và thiện với chính mình". Mỗi tối thứ tư hàng tuần, những người trẻ ở đây sẽ cùng nhau học ngôn ngữ kí hiệu để có thể hiểu nhau hơn, biết trân trọng nhau hơn.
Để rèn luyện cho mình khả năng đối xử với những người xung quanh bằng thiện tâm, các bạn còn tổ chức những buổi chia sẻ mang cái tên rất thơ nhưng vô cùng ý nghĩa – “Sống như những đóa hoa”.
Ở đó, chính là nơi mọi người học cách lắng nghe nhau, với một bông hoa trên tay, ai cũng có thể trải hết ra nỗi lòng của mình, và học được cách hoàn thiện bản thân. Các bạn cũng sẽ tiếp cho nhau sự đồng cảm và nguồn cảm hứng để cùng nhau bước tiếp.
Những con người ở đây họ không chỉ đơn thuần là bạn bè, họ là một gia đình!Câu chuyện về "Nhà của một thời thanh xuân" gợi cho chúng ta nhớ đến anh chàng thanh niên trong câu chuyện “Lặng Lẽ Sa Pa” - SGK Ngữ văn 9, để ta thấy ở đâu đó trên đất nước Việt Nam này, vẫn còn những con người trẻ với tâm hồn trong trẻo và trái tim đầy nhiệt huyết, sống một cuộc sống như những đoá hoa như vậy!
Nếu bạn nhìn vào Đà Lạt bạn sẽ không thấy Nhà của một thời thanh xuân, nhưng nếu bạn nhìn vào ngôi Nhà ấy, bạn sẽ thấy cả Đà Lạt !