Vì sao bề mặt vỏ trước của xe máy lúc nào cũng hẹp hơn vỏ sau?
Vỏ trước xe máy có thiết kế nhỏ hơn vỏ sau để dễ chuyến hướng, tăng độ linh hoạt
Thiết kế vỏ trước nhỏ hơn vỏ sau với bề mặt hẹp hơn sẽ giúp cho người lái dễ dàng chuyển hướng, tăng sự linh hoạt trong quá trình vận hành vì diện tích tiếp xúc với mặt đường của vỏ trước thấp hơn vỏ sau.
Vậy tại sao vỏ sau cần phải có bề mặt rộng hơn vỏ sau?
Đối với vỏ sau, vì bánh sau là nơi truyền dẫn lực kéo từ động cơ để đẩy chiếc xe tiến tới phía trước nên vỏ xe cần phải trở thành một điểm tựa tốt để lực kéo của động cơ không khiến bánh sau bị xoáy lúc vặn ga.
Ngoài ra, bánh sau xe máy còn đóng vai trò chịu tải chính, nên diện tích tiếp xúc vỏ với mặt đường lớn sẽ góp phần tạo ra sự cân bằng và ổn định trong quá trình di chuyển. Giảm bớt phần nào áp lực cho hệ thống phuộc nhún trong quá trình giảm xóc, từ đó tối ưu hóa tuổi thọ của phuộc.
Diện tích tiếp xúc lớn đồng nghĩa với chuyện vỏ sau sẽ sớm bị ăn mòn, vậy có nên thay thế mỗi vỏ sau sớm hơn vỏ trước?
Bề mặt vỏ trước hẹp hơn vỏ sau, cộng với vai trò truyền dẫn lực kéo nên vỏ sau chắc chắn sẽ mòn nhanh hơn vỏ trước. Phát hiện được điều đó, nên người tiêu dùng Việt từ những năm 1990 đã có khái niệm thay vỏ theo công thức '2 lần vỏ sau; 1 lần vỏ trước' để tối ưu hóa chi phí vận hành.
Tuy nhiên thực tế công thức ấy chỉ hợp lý với điều kiện mỗi ngày xe máy của bạn phải di chuyển ở quãng đường 100km trở lên, vậy thì độ hao mòn của vỏ trước và vỏ sau mới thật sự rõ rệt.
Bởi vì nếu áp dụng công thức '2 lần vỏ sau; 1 lần vỏ trước' trong trường hợp này, thì bạn sẽ phải dễ gặp các rủi ro như: Thường xuyên bị xì hơi, dễ bị thủng, chạy xe bị chao đảo,... Ở vỏ trước vì cao su đã quá tuổi thọ, cần phải được thay thế sau khi vừa mới thay vỏ sau mới vài tháng.
Có thể bạn quan tâm: