Dễ bị ngộ độc nếu ăn khoai lang có nhiều đốm đen. Ảnh Internet.
Trong khoai lang có rất nhiều chất dinh dưỡng như beta-caroten, vitamin A, C, D. Những chất dinh dưỡng này góp phần bỏ sung dinh dưỡng, đẹp da, chữa lành vết thương, giảm stress, bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao…
Tuy nhiên, theo chuyên gia thực phẩm, khoai lang khi để lâu hoặc trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo… đây là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm. Bệnh khuẩn vằn đen tiết ra những độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang là chất kịch độc đối với gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay nướng khoai trong chậu than hồng rực.
Nếu ăn phải những củ khoai lang có đốm đen rất dễ bị trúng độc. Sau khi trúng độc 24 giờ thì sẽ phát bệnh. Biểu hiện ban đầu là: Khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thở dốc... Nghiêm trọng hơn thì có thể sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong. Cho nên khi củ khoai bị bệnh khuẩn vằn đen tuyệt đối không gọt những đốm đen để sử dụng tiếp.
Chính vì độc tố trong khoai lang có đốm đen cực độc nên khi củ khoai bị bệnh khuẩn vằn đen, bạn không nên tiếc của gọt những đốm đen để sử dụng tiếp mà nên bỏ chúng đi.
Ngoài ra, theo chuyên gia khoai lang được thu hoạch vào mùa Thu nên tuổi thọ ngắn so với các loại rau củ khác như khoai tây hay cà rốt. Vào mùa hè, khoai lang chủ yếu nhập từ Trung Quốc.