Để so sánh khả năng khử nhiễu trên hai phiên bản full-frame mới nhất từ hai đối thủ canon 5d mark iii và nikon D800, trang web Cameralabs đã đặt hai máy cùng một vị trí chụp trong nhà, để ở chế độ ảnh JPEG chất lượng tốt nhất, cài đặt hình ảnh tiêu chuẩn, cân bằng trắng ở 3.300K, các chế độ xử lý tiên tiến như Auto Lighting Optimiser trên canon hay Active D-Lighting trên Nikon đều được tắt.
Hai phiên bản đều được chụp ở chế độ ưu tiên độ mở, f/8, tiêu cự 40mm, sử dụng ống kính EF 24-105mm f4L IS USM cho Canon và AF-S 24-70mm f2.8G ED cho Nikon. Ảnh sẽ được chụp theo từng mức ISO tăng dần, bắt đầu từ ISO 50.
Về cơ bản, có thể thấy ngay phong cách xử lý ảnh của Canon 5D Mark III là tăng thêm độ nét và độ tương phản để cho ảnh trông đẹp mắt. Trong khi đó, do có độ phân giải lớn hơn, ảnh trên D800 trông “chặt” và hiển thị chi tiết rõ nét hơn, cụ thể trên những lớp hoa văn ngay tại các đường tiếp giáp của các ống trong các ảnh so sánh.
Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF 24-105mm f4L IS USM. Thông số ảnh: 40mm, f/8 | Nikon D800, ống kính AF-S 24-70mm f2.8. Thông số ảnh: 40mm, f/8 |
Tại ISO 50. | Tại ISO 50. |
Tại ISO 100. | Tại ISO 100. |
Cả trong những thử nghiệm chụp thực địa ngoài trời, ở mức ISO 50 đến 100, D800 luôn tỏ ra vượt trội dù mức độ cũng phải rất tinh ý mới có thể nhận thấy được.
Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF 24-105mm f4L IS USM. Thông số ảnh: 40mm, f/8 | Nikon D800, ống kính AF-S 24-70mm f2.8. Thông số ảnh: 40mm, f/8 |
Tại ISO 200. | Tại ISO 200. |
Tại ISO 400. | Tại ISO 400. |
Tại mức ISO 200, ảnh trên 5D Mark III tiếp tục duy trì độ “sạch” của mình, chỉ xuất hiện một số nhiễu điểm ảnh dù thực sự không đáng kể. Ở mức ISO 400, các nhiễu trên D800 cũng như trên Mark III bắt đầu rõ rệt dần, tuy nhiên, về tổng thể ảnh của 5D Mark III vẫn giữ được độ sạch hơn, trong khi của D800 kém hơn do thiên về xử lý chi tiết.
Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF 24-105mm f4L IS USM. Thông số ảnh: 40mm, f/8 | Nikon D800, ống kính AF-S 24-70mm f2.8. Thông số ảnh: 40mm, f/8 |
Tại ISO 800. | Tại ISO 800. |
Khi ISO được tăng lên 800, nhiễu hạt trên D800 trở nên rõ rệt, trong khi máy của Canon vẫn duy trì được kiểm soát tốt. Nói một cách công bằng, Nikon thường không thiên về chống nhiễu như Canon mà thích thiên về hướng chi tiết hơn, và tư tưởng này tiếp tục được duy trì với phiên bản D800. Vì thế, kể cả có nhiễu, nhiễu trên Nikon trông cũng mịn và hạt hơn, ít nhiễu màu nhân tạo gây cảm giác bệt như trên một số máy ảnh khác. Mặc dù vậy, ở mức ISO này, cả hai phiên bản đã bắt đầu mất dần độ chi tiết sắc nét.
Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF 24-105mm f4L IS USM. Thông số ảnh: 40mm, f/8 | Nikon D800, ống kính AF-S 24-70mm f2.8. Thông số ảnh: 40mm, f/8 |
Tại ISO 1600. | Tại ISO 1600. |
Tại ISO 3200. | Tại ISO 3200. |
Tại ISO 1600, nhiễu tiếp tục xuất hiện nhiều trên D800, trong khi trên 5D Mark III vẫn giữ được mức kiểm soát khá hiệu quả, ảnh trông vẫn mịn và sạch. Lên mức ISO 3200, trên máy ảnh của Canon nhiễu cũng đã dày đặc, nhưng vẫn còn hơn hẳn D800. Thêm vào đó, chi tiết cạnh viền trên 5D Mark III ở mức ISO này cũng đã qua mặt đối thủ Nikon.
Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF 24-105mm f4L IS USM. Thông số ảnh: 40mm, f/8 | Nikon D800, ống kính AF-S 24-70mm f2.8. Thông số ảnh: 40mm, f/8 |
Tại ISO 6400. | Tại ISO 6400. |
Tại ISO 12.800. | Tại ISO 12.800. |
Tại ISO 25.600. | Tại ISO 25.600. |
Tại ISO 51.200 (H1). | |
Tại ISO 102.400 (H2). |
Mức ISO 6400 với cả hai phiên bản đều chịu nhiễu nặng nhưng khoảng cách giữa 5D Mark III và D800 lại tiếp tục được mở rộng với lợi thế nghiêng về Canon, kể cả khi lên đến mức ISO 12.800 và 26.500, mức tối đa của D800. Cộng thêm với hai chế độ H1, H2 đẩy ISO lên lần lượt 51.200 và 102.400, Cameralabs cho rằng sản phẩm của Canon đã giành ưu thế tuyệt đối nhờ thêm được 2 stops trong khi D800 không hỗ trợ hai độ nhạy này. Tuy vậy, đây cũng chỉ là trường hợp hãn hữu vì với mức ISO này chỉ trừ trường hợp khẩn cấp, còn thì chất lượng ảnh của Canon 5D Mark III cũng chỉ dừng ở mức tư liệu mà thôi.
Nói chung, có thể thấy rõ sự phân biệt giữa hai phiên bản, theo đó D800 giành ưu thế về độ chi tiết ở mức ISO thấp, trong khi 5D Mark III vượt trội ở khả năng xử lý nhiễu ở mức ISO cao. Kết hợp các kết quả thu được, có thể lấy mức ISO 800 làm mốc, theo đó, dưới mức này ảnh trên D800 duy trì được chất lượng tốt và có vẻ nhỉnh hơn so với Mark III, còn từ ISO 800 trở lên 5D Mark III rõ ràng đã qua mặt D800 với chất lượng ảnh rất ấn tượng.
Vì thế, xét về chất lượng ảnh, việc chọn phiên bản nào tùy thuộc vào việc người dùng hay chụp dải ISO nào. Nếu hay chụp với ISO thấp, D800 sẽ là lựa chọn sáng giá. Còn nếu hay phải chụp với ISO cao, 5D Mark III sẽ chiếm vị trí dẫn đầu.
Nguyễn Hà