S50c là một "bản sao" của S7c. Ảnh: Cnet. |
S50c sở hữu cảm biến CCD 7,2 Megapixel, zoom quang 3x, ống kính 39 – 114 mm, khẩu độ f3,3 - f4,2 và màn hình LCD 3 inch. Ngay cả thiết kế mỏng màu bạc với những đường cong mềm mại cũng giống y đúc S7c đã xuất hiện từ năm ngoái.
S50c còn hỗ trợ kết nối Wi-Fi thông qua một cổng 802.11 b/g. Người dùng có thể upload những bức ảnh mình đã chụp lên trang web Coolpix Connect 2 của Nikon hay gửi email cho gia đình và bạn bè của mình.
Bên cạnh một số thay đổi nhỏ về trình điều khiển, sự khác biệt lớn nhất và đáng chú ý nhất mà model mới này tạo ra là việc bổ sung công nghệ ổn định ảnh quang học, thay cho công nghệ ổn định ảnh điện tử kém hiệu quả hơn rất nhiều đã được sử dụng trong S7c.
Những đường cong gợi cảm của S50c. Ảnh: Cnet. |
Khả năng hoạt động
So với các máy ảnh Nikon khác, khả năng kết nối không dây của S50c hoàn thiện hơn. Quá trình cài đặt kết nối trên máy ảnh diễn ra rất đơn giản và nhanh. Sau khi gửi đi email đầu tiên có chứa ảnh, người sử dụng sẽ nhận được một email hồi đáp từ Coolpix Connect 2 hướng dẫn cách hoàn thành việc đăng ký vào website của Nikon. Người sử dụng chỉ phải nhập mã của máy ảnh có trên menu setup, phần wireless là hoàn thành mọi thủ tục đăng ký. Rất nhanh gọn và đơn giản!
Các tin liên quan |
*Nikon D40x - tăng '4 chấm' |
*Camera chụp ảnh thể thao tốt nhất |
*D2Xs - máy chuyên tốt nhất |
Tuy vậy, trong quá trình thử nghiệm, chiếc S50c cho kết quả không cao. Máy cần tới 3,9 giây để khởi động và chụp bức ảnh đầu tiên. Những bức ảnh tiếp theo thì phải mất 2,4 giây cho mỗi lần chụp trong điều kiện không bật flash, và 2,5 giây khi sử dụng flash. Tốc độ màn trập đo được là 0,9 giây trong điều kiện độ tương phản cao, nhiều ánh sáng, và 2,1 giây trong điều kiện ánh sáng mờ và độ tương phản thấp. Với chế độ chụp liên tiếp, máy có khả năng chụp 1,39 khung hình trong một giây đối với những bức hình 7,2 Megapixel, và 1,68 khung hình một giây với những bức ảnh cỡ VGA.
Chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh tốt, nhưng chỉ ở mức vừa phải so với một chiếc máy ảnh ultra-compact như S50c. Dẫu trong những bức ảnh chụp thử vẫn tồn tại một số chi tiết nhòe có màu vàng nhạt, nhưng nói chung màu sắc thu được khá chuẩn. Hệ thống cân bằng màu trắng tự động của máy đã hoạt động khá tốt trong vệc làm trung hòa màu sắc trong những bức ảnh có ánh sáng đèn gây chói.
Những công nghệ xử lý ánh đèn huỳnh quang và vonfram của máy cho hiệu quả cao với những nguồn sáng tương ứng, và hệ thống cân bằng màu trắng bằng tay giúp làm trung hòa tất cả các màu sắc đó. Những bức ảnh chụp từ Nikon Coolpix S50c không phải là những bức ảnh nét nhất nhưng có nhiều chi tiết đẹp và có rất ít những tua màu trong các bức ảnh đó.
Chất lượng hình ảnh khá tốt. Ảnh: Cnet. |
Với độ nhạy sáng ISO thấp nhất của máy, các bức ảnh thu được hầu như không bị nhiễu. Tuy nhiên, ở ISO 200, đã xuất hiện một số chi tiết nhiễu dưới dạng những đốm trắng nhỏ li ti, nhưng chỉ có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính chứ không thể thấy trên ảnh in.
Ở ISO 400, độ nhiễu tăng lên và xuất hiện những đốm không rõ màu sắc với kích thước lớn hơn. Mặc dù công nghệ giảm nhiễu của Nikon cũng đã giúp loại bỏ đi một số, nhưng vẫn xuất hiện những đốm nhỏ trong các bức ảnh in.
Ở ISO 800, nhiễu làm mờ đi một lượng lớn những chi tiết đẹp khi xem ảnh trên màn hình máy tính. Đồng thời, một lượng đáng kể những chi tiết bóng cũng bị mất đi, cho dù trong những bức ảnh in cỡ bé ta khó phát hiện ra điều đó.
Nhìn chung, S50c là một chiếc máy ảnh "ultra compact" hấp dẫn, cho dù khả năng kết nối không dây của nó cần phải có thêm nhiều tiện ích hơn nữa. Với những khách hàng không thực sự thích thú lắm với việc upload những bức ảnh của mình qua kết nối Wi-Fi, bạn nên tìm mua S50 thay vì S50c. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khi S50c chỉ hơn S50 duy nhất tính năng kết nối.
Anh Linh (theo Cnet).