Thời gian vừa qua, cảm nhận từ Facebook cá nhân mình. Các bạn đang rộ lên phong trào "đam mê" chụp ảnh. Hiện nay để sở hữu một máy ảnh DSLR không phải là khó. Các bạn có thể dễ dàng có một chiếc máy ảnh cũ Canon 40D, 50D, 500D, 550D...với giá cực mềm dưới 10tr để tung tăng đi bắn phá thoả thích.
Bộ "súng ống" và phụ kiện mình sử dụng khi mới tập chụp ảnh.
Tìm hiểu chút xí về sự khác biệt giữa máy ảnh fullframe và crop khi chụp cùng ống là gì? Nói đơn giản dễ hiểu nếu bạn gắn một lens 85f1.2 lên 2 máy, nếu là fullframe thì tiêu cự bạn chụp nó sẽ là 1x tức sẽ cho ra đúng 85. Còn trên máy crop sẽ cho ra tiêu cự 1.6x tức là 85x1.6 = 136.
Phân loại ống kính theo tiêu cự bao gồm 3 loại ống kính:
- Ống kính góc rộng (wide lens): ống kính có tiêu cự ngắn (nhỏ hơn 35mm), cho góc nhìn rộng, thường sử dụng để chụp phong cảnh.
- Ống kính tầm trung (normal lens): ống kính cho góc nhìn trung bình (từ 35 – 70mm).
- Ống kính tầm xa (tele lens): ống kính tiêu cự dài (hơn 70mm), cho góc nhìn hẹp nhưng có khả năng "kéo vật lại gần" hơn so với khoảng cách thực (tương tự ống nhòm).
Ống kính tiêu cự cố định (fixed lens) chỉ có một tiêu cự duy nhất. Ngược lại các ống có tiêu cự thay đổi (zoom lens) giúp bạn đặt máy ở một vị trí cố định nhưng vẫn có thể xoay hay kéo zoom để thu gần khoảng cách chụp, tức thu hẹp hay phóng lớn góc ảnh.
Trả lời thắc mắc của các bạn vậy, vì sao lại có cái vụ cầm máy "xịn" mà chụp cho ra ảnh xấu hơn máy "zỏm" rẻ tiền hơn? Theo kinh nghiệm mình nghĩ một phần là do các bạn đã quá tự tin về khả năng chỉnh thông số bằng tay (manual) mà quên đi thiết bị mình cầm nó đã quá hiện đại để có thể tự setup các thông số.
Nếu mới tập chơi, bạn chưa rành về cài đặt thông số như: Iso, khẩu, tốc...thì mình nghĩ cứ thả về tự động căn chỉnh để máy tự lo về phần này. Hiện trạng chỉnh đúng thì nó cho ảnh đẹp hơn, nhưng nếu sai một phát thì nhìn tấm ảnh muốn chán đập luôn máy.
Ảnh chân dung ngoại cảnh (Photo: Thọ Trần)
Một thể loại mà mình nghĩ được nhiều bạn quan tâm đó là chụp chân dung ngoại cảnh. Ảnh chân dung có hai loại: chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình người bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (đây là chụp ảnh thẻ).
Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thê của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
Ảnh cưới (Photo: Thọ Trần)
Có thể bạn quan tâm: