Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái sẽ làm thay đổi cuộc đời của bé. Không ai là hoàn hảo, nhưng là cha mẹ, chúng ta phải mang lại giá trị tích cực cho con cái, hướng dẫn con những việc làm đúng đắn và làm tròn trách nhiệm làm cha mẹ của mình.
Đồng hành cùng con cái chính là sự giáo dục cơ bản nhất của cha mẹ, cách cư xử của cha mẹ sẽ khiến con cái có những suy nghĩ đúng, dù là về tâm lý hay thể chất. Vì thế cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con noi theo.
Cách đây không lâu, trên một chuyến tàu cao tốc ở Trung Quốc xảy ra một câu chuyện được nhiều người chú ý. Một cậu bé nghịch ngợm trên tàu vô tình làm đổ một chai sữa chua, sữa văng hết ra sàn tàu. Người cha đã nói với con trai "Đổ hết rồi, còn gì để uống nữa đây!".
Nhân viên trên tàu sau đó đã biết được vụ việc nên nhanh chóng cho người tới dọn dẹp cẩn thân, lau chùi sạch sẽ. Lúc này người bố không nhìn lấy 1 cái, không xem đó là lỗi của mình và cũng không có một lời cảm ơn người lao công đã giúp họ dọn dẹp.
Nhiều người vì quá bức xúc với hành động đó đã lên tiếng nhắc nhở ông bố ít ra cũng nên nói lời cảm ơn người lao công vì họ cho rằng những ứng xử của người bố chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến con của anh sau này. Tuy nhiên người bố vẫn không trả lời và quay lưng đi.
Câu chuyện này khiến người ta lại liên tưởng tới một trường hợp tương tự khác cũng xảy ra cách đât không lâu. Đó là cậu bé Tiểu Thiên cũng từng đổ sữa lên sàn máy bay trong một lần đi cùng cha. Cậu bé sau khi cầu cứu bố thì được bố đưa cho một chiếc khăn ăn và ra hiệu lau sữa trên sàn. Cậu bé nhanh chóng ngồi xuống, dùng khăn lau sạch rồi cẩn thận kiểm tra xung quanh xem có chỗ nào còn bẩn hay không.
Sau khi lau sàn xong, cậu bé còn nhanh chóng đi vứt rác đúng nơi quy định dưới sự hướng dẫn của bố. Trong suốt quá trình này, bố không hề giúp Tiểu Thiên mà chỉ hướng dẫn con hoàn thành nhiệm vụ. Cậu bé đáng yêu đã nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người và một ông bố cũng được tuyên dương vì có cách dạy con quá chuẩn.
Trên thực tế như đã nói ở trên, con cái chính là tấm gương phải chiếu của cha mẹ. Chính vì thế để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ thành người tốt, có ích cho xã hội và thành công, chính cha mẹ phải là người làm gương cho con trong tất cả mọi chuyện.
4 hành vi dưới đây của cha mẹ cần phải sửa ngay vì nó có thể làm ảnh hưởng không tốt tới con cái.
Mang những cảm xúc tồi tệ ở nơi làm việc về nhà
Mỗi người sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau trong cuộc đời, có thể không phải vai trò nào cũng có thể thực hiện tốt nhưng bạn phải học cách chuyển đổi. Để trở thành một bậc cha mẹ đủ tư cách với con của mình, trước tiên bạn phải biết cách thay đổi vai trò của mình. Trách nhiệm của bạn ở nơi làm việc khác với trách nhiệm ở nhà, vì vậy đừng mang cảm xúc ở nơi làm việc về nhà.
Gợi ý: Trước khi tan sở về nhà mỗi ngày, cha mẹ phải bỏ đi mọi cảm xúc không tốt trước khi vào nhà, khi trở về nhà sẽ là vợ, chồng, là cha, là mẹ, vừa mở cửa là phải gạt bỏ mọi cảm xúc tồi tệ trong công việc. Vứt bỏ mọi thứ không vui để mang lại cho con cái những nguồn năng lượng tích cực.
Luôn mang theo điện thoại di động bên mình
Cha mẹ làm việc cả ngày và muốn thư giãn khi về đến nhà nên cầm điện thoại di động lên và liên tục lướt web, hoàn toàn phớt lờ những cảm xúc mong đợi của con cái. Tuy đi làm vất vả nhưng đối với con cái thì phải làm tròn trách nhiệm của cha mẹ, từ khi sinh con ra đã phải gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ “dạy dỗ”.
Một ngày làm việc đã tiêu tốn rất nhiều sức lực của cha mẹ, nhưng nếu nhìn từ góc độ khác, đứa trẻ chưa hề gặp bố mẹ, trò chuyện và chơi đùa với bố mẹ cả ngày, cuối cùng chỉ mong bố mẹ về. Thật đáng tiếc khi thứ đang chờ đợi con là... cha mẹ thiếu kiên nhẫn, chơi điện thoại di động suốt ngày và phớt lờ cảm xúc của con cái.
Gợi ý: Chơi cùng con cũng là một hình thức thư giãn, để tìm thấy niềm vui khi chơi cùng con, việc mang theo điện thoại di động bên mình là điều không tốt cho cả bạn và con bạn.
Không thể kiểm soát được cảm xúc của mình
Không kiềm chế được cảm xúc sẽ gây ra tổn hại rất lớn cho con cái, mỗi cử động của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến con cái, kiềm chế cảm xúc cũng là một biểu hiện của sự tôn trọng con cái, bạn không thể tùy ý trút bỏ tâm trạng không tốt chỉ vì bạn là cha mẹ đối với đứa trẻ.
Gợi ý: Không ai là hoàn hảo, và đứa trẻ nào cũng có lúc mắc sai lầm, cha mẹ nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình, khi cảm thấy mất kiểm soát thì phải kiềm chế và học cách bình tĩnh.
Luôn thích chỉ trích, buộc tội trẻ
Một số cha mẹ thích bắt lỗi của con và chỉ trích một cách mù quáng, điều này sẽ làm tăng cảm giác tiêu cực và làm suy giảm sự tự tin của con. Thực tế, trẻ không hề cố tình mắc sai lầm, “Ngựa nào cũng vấp, ai cũng mắc lỗi”, việc mắc sai lầm cũng là trải nghiệm cần thiết cho trẻ trong quá trình trưởng thành.
Gợi ý: Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ ít tiêu cực hơn khi nói chuyện với con, đồng thời nhìn vấn đề từ góc độ của con và hiểu chúng hơn. Tôi tin rằng khen ngợi và khen ngợi con thật nhiều có tính giáo dục hơn là chỉ trích và chê trách.