Nghiên cứu của các giáo sư Đại học Wisconsin (Mỹ) đăng trên Journal of Endocrinology khẳng định, những cô bò hạnh phúc, vui vẻ, được chăm sóc chu đáo sẽ mang đến nguồn sữa dinh dưỡng và chất lượng cao.
Do vậy, với "đại gia đình" hàng chục nghìn nông trại Cô Gái Hà Lan toàn cầu, bò sữa luôn đượcchăm sóc tỉ mỉ, chu đáo, đúng kỹ thuật theo chuẩn châu Âu. Mục tiêu giúp đàn bò khỏe mạnh và hạnh phúc, cung cấp dòng sữa bổ dưỡng, chất lượng.
Có những yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn của sữa. Cụ thể như khâu vắt sữa cũng cần tuân thủ quy trình kỹ thuật khắt khe với 4 nguyên tắc "vàng" nghiêm ngặt.
Nguyên tắc 1: Đảm bảo vệ sinh, kiểm tra tia sữa đầu
Tại những nông trại đối tác Cô Gái Hà Lan, đàn bò được vắt sữa hai lần mỗi ngày, cách nhau 12 tiếng nhằm đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất. Trước khi vắt sữa, bò được vệ sinh sạch sẽ, lau khô và mát xa bầu vú nhẹ nhàng để kích thích xuống sữa. Tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh và phòng bệnh khắt khe từ Cô Gái Hà Lan, khăn lau vú chỉ sử dụng một lần cho mỗi bò vắt sữa và người nông dân luôn đeo găng tay khi thao tác vắt sữa.
Tiếp theo là bước kiểm tra và loại bỏ tia sữa đầu bằng khay thử. sữa. Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã được tập tuấn. người vắt sữa dễ dàng đánh giá cảm quan để xác định chính xác sữa “bình thường” hoặc sữa “có vấn đề” giúp sàng lọc ngay nguồn sữa có chất lượng tốt cung cấp cho nhà máy chế biến.
Nhờ thực hiện kiểm tra tia sữa đầu, người nông dân kiểm soát tốt chất lượng sữa tại trại, và phát hiện sớm những vấn đề sức khoẻ bò để chăm sóc, điều trị phù hợp.
Nguyên tắc 2: Tuân thủ đúng kỹ thuật vắt sữa
Mỗi nông dân của Cô Gái Hà Lan hiểu rõ thói quen và tính tình của từng cô bò khi cho sữa. Họ luôn tạo môi trường ổn định, các thao tác vắt sữa phù hợp giúp từng cá thể bò thấy thoải mái trong quá trình vắt sữa. Chẳng hạn, cho bò ăn trong khi vắt sữa, hạn chế thay đổi người vắt sữa, sắp xếp thứ tự cô bò nào vắt sữa trước, cô bò nào vắt sau.
Thao tác gắn cốc hút máy vắt sữa cũng cần đúng kỹ thuật. Ngay sau khi kiểm tra tia sữa đầu, cốc hút phải được gắn sao cho không có không khí lọt vào. Người vắt sữa luôn chú tâm quan sát để kịp thời tháo cốc hút khi hết sữa, tránh việc vắt quá mức gây khó chịu cho bò. Bò càng thoải mái, thư giãn khi vắt sữa bao nhiêu thì sẽ cho sữa càng tốt lành bấy nhiêu.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ sức khỏe bầu vú bò
Sau khi vắt sữa xong, nông dân sử dụng dung dịch nhúng vú chuyên dụng để bảo vệ bầu vú bò. Ngoài ra các cô bò còn được cho ăn cỏ tự do, để bổ sung dinh dưỡng và giữ cho bò không nằm ngay xuống nền chuồng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho bầu vú.
Định kỳ, nhân viên kỹ thuật Cô Gái Hà Lan thực hiện kiểm tra tình trạng và hoạt động máy vắt sữa bằng thiết bị chuyên dụng để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt.
Nguyên tắc 4: Vệ sinh dụng cụ, giao sữa trong 20 phút
Sau khi sử dụng, máy vắt sữa và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sữa được vệ sinh bằng chất tẩy rửa được phép dùng trong ngành thực phẩm để đảm bảo luôn sạch đúng chuẩn. Tất cả dụng cụ đặt trên kệ cao và phơi khô ngoài trời.
Để đảm bảo sữa chất lượng, tinh khiết và an toàn, ngay sau khi vắt, sữa được lọc kỹ cho vào can nhôm chuyên dụng và vận chuyển tới điểm làm lạnh sữa tươi Cô Gái Hà Lan trong vòng 20 phút. Nhờ quy trình chặt chẽ, tỷ lệ trung bình tổng tạp trùng (tổng số vi sinh vật hiếu khí) trong nguồn sữa nguyên liệu sản xuất của Cô Gái Hà Lan luôn ở mức dưới 260.000 CFU mỗi ml - thấp hơn 11 lần so với quy chuẩn cho phép tại Việt Nam.