Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ. Đặc biệt, mẹ nên chú ý thường xuyên bổ sung vào thực đơn của trẻ những món ăn giàu canxi. Canxi không chỉ hỗ trợ sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ xương và khối lượng xương trong thời kỳ thanh thiếu niên, mà còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo rằng các cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường cũng như trong việc giải phóng các hormone và enzyme.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ canxi sẽ có nguy cơ cao bị còi xương, đôi khi đau và yếu cơ. Thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ em gái có chế độ ăn không cung cấp chất dinh dưỡng để xây dựng xương ở mức tối đa có nguy cơ phát triển bệnh loãng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương do xương suy yếu, hoặc một số tật như chân vòng kiềng ở trẻ gái.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm chứa nhiều canxi được các chuyên gia đề xuất, mẹ nên bổ sung cho con thường xuyên.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa là sự lựa chọn tốt nhất để bổ sung canxi, đặc biệt là phô mai. Phô mai là sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi nhất, những loại canxi này lại là loại dễ hấp thụ nhất. Không những thế, phô mai còn thúc đẩy cơ thể con người chống lại bệnh tật, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe của mắt.
2. Ruốc (Tép biển)
Ruốc rất tốt cho trẻ em bởi lượng protein và canxi có trong loại động vật này rất cao. Sử dụng chúng ở dạng khô hàm lượng canxi sẽ nhiều hơn.
3. Mè đen
Nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ dùng mè đen sẽ mang đến cho con rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa bệnh còi xương cũng như thúc đẩy sự phát triển của xương và răng. Mè cũng rất giàu chất sắt, nếu ăn mè thường xuyên có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
4. Quả óc chó
Bột quả óc chó chứa nhiều canxi, photpho, magie cải thiện tình trạng xương và răng cho trẻ, đồng thời giúp tăng cường khoáng chất cho mô xương chắc khỏe. Trong hạt óc chó cũng có nhiều axit béo omega 3 có lợi. Đặc biệt, đây là thành phần cấu trúc bộ não, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng não bộ của trẻ nhỏ.