Sức khỏe dịp Tết nên được đề cao, chú trọng. Bởi vì thời điểm này, thói quen ăn uống và sinh hoạt sẽ có những sự thay đổi nhất định so với ngày thường. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Bởi vì bận rộn sắm sửa và dọn dẹp vào dịp Tết, nên đôi khi bố mẹ lơ là việc chăm sóc sức khỏe kỹ càng cho trẻ. Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ không điều độ, lượng thức ăn vào mỗi dịp Tết tăng cao. Bên cạnh đó, thời tiết những ngày Tết cũng thay đổi rất thất thường.
Đây là những nguyên nhân chính khiến cho sức đề kháng của trẻ “chống cự quá mức”, dẫn đến việc bệnh tật phát sinh.
Các bác sĩ cho biết, có 4 vấn đề trẻ có khả năng cao mắc phải. Vì vậy, bố mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng, sức khỏe, thói quen sinh hoạt của trẻ trong dịp Tết này.
Rối loạn tiêu hóa
Những ngày trong Tết, chế độ ăn uống khoa học của trẻ dễ bị phá vỡ. Để tiết kiệm thời gian, nhiều bố mẹ chỉ cho trẻ ăn những bữa ăn vội, qua loa.
Thậm chí có bữa quá no, nhưng có bữa bố mẹ lại để trẻ nhịn đói hoặc ăn lệch múi giờ đã được thiết lập từ trước.
Ngoài ra, vì quá bận rộn hoặc ham những cuộc vui chơi nên có nhiều ông bố bà mẹ để trẻ ăn uống một cách vô tội vạ như ăn vặt, ăn lại thức ăn cũ hoặc ăn đồ ăn lạ. Chính vì điều này, trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy,...
Ăn uống không kiểm soát vào dịp Tết, dạ dày trẻ sẽ xuất hiện những vấn đề bất ổn.
Cảm cúm
Hệ miễn dịch của trẻ vào những ngày Tết thường rất nhạy cảm. Với thời tiết thất thường, trẻ nhỏ sẽ dễ bị cảm. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc, nhiệt độ ở thời điểm này khá thấp, bệnh cảm lạnh do sự xâm nhập của virus vào đường hô hấp.
Trẻ bị cảm thường sẽ có biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi và rất chán ăn. Để phòng bệnh này cho trẻ, bố mẹ nên giữ ấm cơ thể thật kỹ cho trẻ trong những ngày Tết.
Đồng thời, bố mẹ hạn chế đưa trẻ chơi ở nơi đông người để tránh việc con bị lây nhiễm vi khuẩn, cũng chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Hạn chế việc cho trẻ chơi đùa với đất và nguồn nước dơ bẩn. Bởi những nơi này, điều kiện tấn công của virus là vô cùng cao.
Hệ miễn dịch của trẻ thường rất nhạy cảm, dẫn đến việc trẻ dễ bị cảm cúm.
Dị ứng
Nguyên nhân bệnh dị ứng khởi phát ở trẻ tăng cao, bởi vì thời tiết và chế độ sinh hoạt vào dịp Tết có sự rối loạn. Một số loại bệnh dị ứng trẻ thường gặp như: dị ứng thức ăn, dị ứng da, dị ứng hô hấp,...
Nếu trẻ tiếp xúc với những chất gây dị ứng có trong thức ăn, bụi, phấn hoa, nguồn nước,... cơ thể của trẻ sẽ phản ứng gây sưng vù, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, khó thở… Khi không được chữa trị kịp thời, tình trạng của trẻ có thể trở nặng, thậm chí đe dọa đến an toàn tính mạng của trẻ.
Để tránh tình huống đáng tiếc xảy ra, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn đến những hành vi chơi đùa của trẻ trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Da của trẻ còn khá yếu, dễ bị dị ứng bởi môi trường không phù hợp.
Hạn chế sự lây lan của dịch
Trên thực tế, mặc dù dịch bệnh Covid 19 đã được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu đi lại tăng cao vào dịp Tết, bố mẹ càng hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng càng tốt. Bởi vì, môi trường đông đúc người là nơi dễ “tiềm ẩn” và phát tán dịch bệnh mạnh nhất.
Mặc dù, vấn đề tiêm phòng đã được thực hiện một cách trọn vẹn. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ nên khuyến khích trẻ nghiêm túc hành động theo chỉ thị 5K của bộ ý tế: giữ khoảng cách với người khác, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh tập trung và khai báo y tế. Đây là cách bố mẹ bảo vệ trẻ, bảo vệ chính mình và cả những người xung quanh trong dịp Tết này.
Để bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh vào dịp Tết, bố mẹ nên dạy trẻ tuân thủ biện pháp 5K.