Trong tâm trí nhiều người nghĩ rằng, cảm xúc của những đứa trẻ tự kỷ thường không ổn định. Một số trẻ tỏ ra vui vẻ, phấn khởi, trong khi một số khác có sự thay đổi tâm trạng rất lớn, thậm chí đôi khi trẻ có thể trở nên khó kiểm soát.
Nhưng theo các chuyên gia, thực tế hầu hết trẻ tự kỷ đều có thể thích nghi với môi trường rất tốt. Việc bố mẹ cần làm là hướng dẫn trẻ học cách thích nghi với môi trường, nâng cao khả năng thích ứng, quan trọng nhất là quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tình cảm của trẻ.
Đặc biệt khi phát hiện trẻ có vấn đề về cảm xúc thì nên can thiệp kịp thời, giúp thiết lập cách thể hiện và điều tiết cảm xúc đúng đắn, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, hình thành nhận thức xã hội tốt cho con.
Trẻ tự kỷ có tâm trạng thất thường rất rõ ràng, và đôi khi trẻ trở nên rất cáu kỉnh. Ví dụ, trẻ tự kỷ thường không thể diễn đạt cảm xúc của mình một cách chính xác, con thường thể hiện mạnh mẽ những biểu hiện buồn bã, tức giận và sợ hãi.
Trong trường hợp này, nếu bố mẹ thiếu kinh nghiệm sẽ khó xử lý cho phù hợp, các chuyên gia gợi ý rằng bố mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để giúp trẻ ổn định cảm xúc, thích ứng với môi trường tốt hơn.
Những cách giúp trẻ bình tĩnh và xoa dịu cảm xúc
Trẻ cũng có bản chất nhạy cảm và có phản ứng mạnh mẽ với một số thứ. Ví dụ, nghe thấy bố mẹ nói chuyện lớn tiếng hoặc trở nên cáu kỉnh khi nghe thấy giọng nói lớn.
Trẻ có thể rất nhạy cảm với âm thanh giọng nói của người khác hoặc các phản ứng khác từ cơ thể bạn, và khi cảm thấy sợ hãi, trẻ sẽ trở nên rất cáu kỉnh và thậm chí khóc.
Trước hết, bố mẹ cần biết rằng nếu con có vấn đề về cảm xúc, có thể để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình khi cảm thấy không thoải mái, kịp thời giúp trẻ bình tĩnh lại, tránh gây ra vấn đề lớn hơn cho trẻ.
Một số trẻ tỏ ra vui vẻ, phấn khởi, trong khi một số khác có sự thay đổi tâm trạng rất lớn.
Tiếp theo, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ quan sát và giải thích hành vi của trẻ, đồng thời giúp trẻ nhận ra hậu quả của những hành vi khác nhau này.
Khi nhận biết con có cảm xúc tiêu cực, mẹ hãy yêu cầu con làm gì đó để xoa dịu cảm xúc, giải tỏa cảm xúc hợp lý là cách giúp con bình tĩnh rất đúng đắn. Sau đó giao tiếp để hướng dẫn trẻy làm điều phù hợp và học cách giải quyết vấn đề một cách chính xác.
Cuối cùng, bố mẹ hãy chú ý duy trì mối quan hệ thân mật và hài hòa với con. Hãy cố gắng tạo cho trẻ môi trường sống vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc.
Bố mẹ làm thế nào để giúp trẻ tự tin, kết nối bạn bè tốt?
Nuôi dưỡng sở thích của trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội
Mỗi đứa trẻ sẽ có tài năng khác nhau, theo đuổi sở thích giúp trẻ thư giãn và nuôi dưỡng những mối quan tâm riêng của chúng. Khi được làm điều mình yêu thích, trẻ thường ở trong trạng thái thăng hoa và nhận thấy điều thú vị trong cuộc sống.
Việc trẻ được tự do thể hiện giúp trẻ hình thành sự tự tin, chính sự tự tin sẽ thúc đẩy và làm nền tảng để trẻ mạnh dạn tiếp xúc với những người bạn mới. Bố mẹ có thể cho con học đàn, vẽ, hoặc đơn giản là khuyến khích điều con muốn làm.
Đồng thời, các tác xã hội mang lại những trải nghiệm kích thích, chuẩn bị cho con đối mặt với những thử thách khi lớn lên.
Bố mẹ nên sắp xếp ngày cho con chơi với những đứa trẻ cùng tuổi hoặc đưa con đến công viên chơi. Khi giám sát các tương tác của trẻ trong giai đoạn này, có thể hướng dẫn, hỗ trợ con kết bạn. Khi học những bài học quý giá về cách tương tác với người khác, trẻ cũng sẽ được trang bị kiến thức để xử lý các tình huống khó khi lớn hơn.
Tạo một môi trường thoải mái và loại bỏ căng thẳng
Thực tế, không dễ để tạo ra một môi trường phát triển hoàn hảo cho trẻ. Mối quan hệ khăng khít với bố, mẹ hoặc cả hai rất quan trọng để bé có thể lớn lên khỏe mạnh.
Hãy đem lại cho bé tình yêu thương vô điều kiện và không vụ lợi. Tình yêu thương ấy nên được biểu hiện thật nhiều, kể cả khi bé quấy khóc, giận dữ.
Hãy tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện cùng con, những điều tưởng chừng hết sức thông thường này sẽ kích thích trẻ phát triển cảm xúc và trí tuệ tốt hơn.
Bố mẹ cũng nên tạo cho trẻ cơ hội khám phá những sự vật xung quanh mình, tăng khả năng rèn luyện kỹ năng học hỏi và giải quyết tình huống.
Bố mẹ nên đồng hành, hướng dẫn cho trẻ thích ứng với môi trường mới.
Dùng trò chơi để hướng dẫn trẻ
Trò chơi là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy sự thư giãn, giải trí và tìm niềm vui của bé. Việc cha mẹ dành thời gian chơi cùng con mỗi ngày được coi là quá trình nuôi dưỡng nhận thức, tạo nền tảng cho việc học của bé sau này.
Trong khi chơi, trẻ được phép mở rộng trí tưởng tượng của mình. Chúng có thể đưa ra các giả thiết khác nhau, giúp thúc đẩy sự sáng tạo - yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong cuộc đời của một người.
Những hoạt động vui chơi hàng ngày giúp trẻ em giảm lo lắng, căng thẳng và cáu kỉnh. Thông qua các trò chơi, trẻ học được cách điều hướng thế giới theo phương pháp riêng, khám phá hoạt động theo nhóm, chia sẻ, thương lượng và tự giải quyết vấn đề.
Vui chơi là lúc trẻ tự định hướng việc chơi của mình, không bị ràng buộc bởi quy định. Chơi giúp não bộ của trẻ phát triển theo những cách tích cực, củng cố và tăng các kết nối thần kinh trong não, giúp hình thành kỹ năng nhận thức vấn đề và thu thập kiến thức.
Hãy để trẻ học cách giao tiếp với những người khác
Các chuyên gia khuyến khích, bố mẹ hãy dạy trẻ học hỏi các kỹ năng giao tiếp xã hội cũng giống như các kỹ năng khác như học ăn, học nói, học đi...
Bố mẹ có thể kể cho con nghe một câu chuyện cảm động về tình bạn, sự cần thiết của tình bạn trong cuộc sống hàng ngày để trẻ hiểu được tầm quan trọng của một tình bạn đích thực.
Trẻ có thể kết thân với trẻ con hàng xóm, bạn ở lớp học hoặc có thể tham gia các lớp học thêm, các câu lạc bộ năng khiếu, nghệ thuật, ở đó trẻ sẽ dễ dàng kết nối hơn.
Bố mẹ cũng nên tạo ra những cuộc vui chơi, picnic chung của một nhóm gia đình để trẻ có cơ hội được chơi đùa cùng nhau. Nhưng quá trình này cần được làm quen và rèn luyện, bởi với trẻ tự kỷ làm được điều này không phải điều dễ dàng.
Tạo cơ hội cho trẻ thử những điều mới
Việc cho trẻ tiếp xúc với những môi trường mới lạ, khuyến khích trẻ khám phá những không gian mới. Một chuyến đi đến siêu thị cũng có thể kích thích thị giác đối với một đứa trẻ.
Trẻ em có bản chất tò mò, khi được kích thích tò mò có thể giúp bé học hỏi nhiều hơn. bố mẹ kích thích sự quan tâm của con bằng cách cung cấp trẻ bé nhiều cơ hội để khám phá những điều mới.
Giúp con kết nối thêm nhiều bạn, xây dựng các mối quan hệ thuận lợi.