Ai nói mình cổ hủ xưa cũ cũng được, nhưng mình thật không thể chấp nhận những kiểu nói chuyện vô ý tứ, mở miệng ra là chiêm đệm những từ không hay và không biết phép tắc lịch sự tối thiểu.
Nhiều người hay xua tay bảo ‘ôi dào ơi chỉ là lời nói thôi đừng làm lớn chuyện mà đánh giá’, nhưng nếu bạn có con và nhất là con gái thì thực sự hãy chú tâm đến lời ăn tiếng nói của mình.
Bởi vì nuôi dạy được một đứa trẻ có ý thức thì chưa cần biết có thành công thành đạt hay không, nhưng chắc chắn việc sống có ý thức luôn là tiền đề cho tất cả những thứ được gọi là thành công thành đạt.
Người Nhật có một điểm rất rất hay mà hiếm dân tộc khác có thể theo kịp, đó là dù hiện đại hay nổi loạn, dù thay đổi hay cách tân thì một số quy tắc ứng xử tối thiểu đã thành nếp cho cả một quốc gia và những quy tắc ấy được thực hiện tự nhiên nghiêm chuẩn đến mức những người dân nước khác khi giao tiếp với họ cũng sẽ tự nhiên tuân thủ những quy tắc đó.
Hồi còn đi làm cho công ty của Nhật, vì mảng công việc liên quan đến máy móc và sản xuất nên hiếm có đồng nghiệp nữ người Nhật nhưng bù lại có một bác sếp cực kì và tuyệt vời hơn là bác sếp lại có một người vợ tuyệt phẩm - người đã cho mình những lời khuyên mà cho đến giờ mình vẫn thấy cực kì hữu ích.
Trong hầu hết những điều nhỏ bé nhưng hữu ích mà mình thu nhặt trong hơn 30 năm qua từ bà ngoại, từ mẹ và từ những người phụ nữ đáng mến khác mà mình có may mắn được gặp, mình rút ra một số nguyên tắc như sau:
1. Không nói những chuyện của người lớn trước mặt con
Không nói chuyện người lớn trước mặt con nhỏ. Ảnh minh họa
Mỗi khi có việc gấp phải gọi cho nhân viên ngoài giờ làm việc, bao giờ mình cũng xin lỗi vì đã gọi ngoài giờ và thường nếu nghe tiếng trẻ con thì mình sẽ hỏi có tiện nói chuyện không.
Tuỳ điều kiện từng nhà có thể sang phòng khác hoặc đi hẳn ra ngoài, nhưng tốt nhất chuyện công việc/ làm ăn/ kinh doanh/ tài chính của ba mẹ không nên để cho con cái nghe từ đầu tới cuối.
Nhiều nhà thấy con dưới 5 mà rành tiền nong, nói chuyện rành rẽ sành sỏi kiểu biết ba mẹ mua cái gì bao tiền đầu tư cái gì ở đâu thích người này không ưa người kia rồi mang chuyện đó thuật lại dưới góc nhìn con trẻ thì hoặc cười thích thú hoặc cổ vũ cho rằng như thế là lanh khôn, nào thần giữ của nào thánh giữ nhà đấy.
try {if(ADS_159_15s!=undefined){document.write( ADS_159_15s);ADS_159_15s.start();}}catch(e){}
Những việc con cần quan tâm là ba mẹ đi làm kiếm tiền chân chính đổ mồ hôi công sức chất xám thì con đánh giá và hiểu rằng sau này mình cũng sẽ kiếm tiền chân chính đổ mồ hôi công sức chất xám, chứ không phải học cách lừa lọc gian trá đối nhân xử thế trước sau bất nhất.
2. Không nài nỉ và cũng không dọa dẫm con
Mình thấy hầu hết nhiều cha mẹ sẽ thường đi vào hai kiểu, một là nài nỉ con và hứa hẹn nếu con làm cái này thì sẽ được cái kia, hai là doạ dẫm con và đe nạt nếu con không làm cái này thì sẽ không được cái kia.
Cả hai cách đều gây ra hậu quả nghiêm trọng giống nhau và tạo ra những đứa trẻ hoặc vô ngôn quá mức hoặc nhút nhát quá đà.
Khoa học cho thấy từng lời nói của ba mẹ gia đình có ảnh hưởng lớn nhất đến con. Vì vậy nhất thiết nếu sanh ra một đứa con, trước tiên ba mẹ hãy dành thời gian học cách dùng lời nói cho đúng đắn.
Bằng cách đưa ra những thông tin liên quan đến công việc/ mảng việc con cần hoàn tất/ hoàn thành, đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể nếu con không làm thì con sẽ tự chịu trách nhiệm cho những hành động đó của con và cho con quyền được lựa chọn. Với cách này, ba mẹ sẽ giúp con tự quyết định những việc liên quan đến con nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát cụ thể để ba mẹ có thể hỗ trợ.
Không nên dọa dẫm con cái. Ảnh minh họa
3. Không dùng hạnh phúc gây áp lực và cũng không làm con cảm thấy có lỗi nếu bạn không hạnh phúc
Rất nhiều đứa trẻ, đặc biệt là những con lớn lên từ một gia đình có vấn đề sẽ có xu hướng tự trách bản thân tự đặt thứ áp lực vô hình lên bản thân và tự tách bản thân khỏi quyền được sống hạnh phúc. Chỉ bởi vì đã phải trải qua một tuổi thơ có quá nhiều áp lực và những nỗi khổ mà người lớn vô tình hoặc hữu ý trút vào tâm trí non nớt của các em.
Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng tình cảm, nếu như ba mẹ và gia đình không tạo cho các con cảm giác hạnh phúc khi đối xử tình cảm với những người thân yêu nhất.
Hầu hết các gia đình luôn cảm thấy tại sao ba mẹ làm việc cực nhọc như vậy mà con thì vô tâm vô tính không biết thương gì ba mẹ?
Thật ra cách một đứa trẻ lớn lên chịu ảnh hưởng vô cùng lớn từ gia đình, điều này thì ai cũng biết; ngoài ra còn có một tin vui nữa là, những gì chúng ta nhận từ gia đình là những thứ chúng ta không thể lựa chọn, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách chúng ta sống cuộc đời mình và đối xử với con cái của mình.
Nếu bạn có một tuổi thơ êm đềm và một gia đình an ấm, chúc mừng bạn và hãy mạnh mẽ để biết rằng hình mẫu đó của ba mẹ là tốt, nhưng nó cũng có thể không hoàn toàn phù hợp với bạn, đừng gây áp lực cho bản thân phải lấy được người như ba như mẹ bạn.
Còn nếu bạn có một tuổi thơ bất hạnh và một gia đình đổ vỡ, hãy luôn tìm ra những điểm tốt nhất tích cực nhất để hiểu rằng rốt cuộc thì bạn sẽ sống tốt cuộc đời bạn nếu bạn không để bóng đen quá khứ nuốt chửng lấy ước mong được hạnh phúc.
Ngày nào bạn còn ước mong được hạnh phúc, ngày đó bạn sẽ còn chiến đấu một cách tích cực để hạnh phúc.
4. Không tranh cãi chuyện riêng tư và cũng đừng nói những điều thiếu tốt đẹp về người khác trước mặt con
Việc này thì không có gì cần nói thêm nữa. Chỉ đơn giản là không, vì bạn không thể biết mình làm gì với con và cách con nhìn cuộc sống nếu bạn thường xuyên đặt con vào tình huống này.
5. Giữ mình trước việc xấu và ủng hộ con làm việc tốt
Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình người cha thường xuyên nhận hối lộ thì lớn lên sẽ thấy chuyện hối lộ là bình thường.
Bố mẹ hãy là tấm gương cho con. Ảnh minh họa
Điều mình nể chồng nhất là mỗi lần đi đâu mà công an bắt lại, bao giờ chồng cũng rất đàng hoàng cầm giấy tờ đi ra nói chuyện, nắm luật vững vàng nên đừng hòng phạt sai, còn nếu sai thật thì sẵn sàng xin nghỉ việc buổi sáng đi lên đóng tiền phạt chứ nhất quyết không đút tiền cho công an.
Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình người mẹ biết yêu thương thú vật cỏ cây thì lớn lên cũng sẽ có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Ngày mình còn nhỏ, mỗi lần trời chuẩn bị mưa là bên bậu cửa sổ trắng xoá trứng kiến, mỗi lần như vậy mẹ không bao giờ xịt thuốc hay làm gì, còn gọi mình ra chỉ cho đâu là kiến thợ rồi trứng kiến được chuyển tổ như thế nào và giải thích tại sao kiến phải để nhờ trứng ở cửa sổ nhà mình như vậy.
Cho đến giờ mình vẫn tin, ba mẹ sống đàng hoàng lương thiện thì không bao giờ phải lo lắng về con cái; giống như chuyện không nói hai lời “không” khi nào nói xạo thì lời nào nói ra là biết đó không cần nhớ cần ghim. Những chuyện mình đã sống hết mình làm hết sức không cần rao giảng, không cần dạy dỗ, con mình sẽ đúng vậy nhìn vào mà làm theo.
Theo chia sẻ của Trương Hoài Anh