Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • 7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng thì quan trọng trong việc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là việc giữ vệ sinh sạch sẽ và cách ly tốt.

05/09/2018 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần được theo dõi sát sao để kịp thời nhận ra dấu hiệu nhiễm độc thần kinh và điều trị đúng cách, kịp thời.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng có 2 thể nặng và nhẹ. Với thể nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc cho con tại nhà khi có tổn thương ở da đi kèm sốt nhẹ hoặc không kèm sốt.

Trẻ bị chân tay miệng là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra. Do đó, bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh và lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng phổ biến vào thời điểm giao mùa và thường ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Ban đầu khi mới bị tay chân miệng, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Sau sốt 1 - 2 ngày trẻ bắt đầu đau miệng, nổi ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoang miệng,...

7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 1

Trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn (Ảnh minh họa)

2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất dễ nhận biết, bao gồm:

- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

- Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

- Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

3. Bé bị tay chân miệng độ 1

Bệnh chân tay miệng ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau. Trẻ bị tay chân miệng độ 1 chỉ mới xuất hiện các vết loét, bỏng nước ở miệng, lòng bàn chân, bàn tay trẻ, có thể kèm theo sốt nhẹ, dẫn đến trẻ quấy khóc, sợ ăn, bú kém.

Đối với những trường hợp này có thể chăm sóc tại nhà và theo dõi tại các cơ quan y tế, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là vitamin C, A, kẽm, trẻ bú vẫn tiếp tục cho bé, nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày.

Nếu trẻ sốt có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt, nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng khăn ấm lau cho trẻ, nên chú ý vệ sinh răng miệng và thân thể để tránh nhiễm trùng, bội nhiễm, nấm cho trẻ.

Khi trẻ bị tay chân miệng độ 1 hỗ trợ điều trị tại nhà có những triệu chứng sau cần đưa ngay đến bác sĩ để được tái khám: Trẻ sốt trên 39 độ C, nhịp thở nhanh, gấp, trẻ hay bị giật mình có thể khi ngủ hoặc thức, trẻ bị mệt mỏi, các chi yếu, bị tê hay trên da trẻ có nổi vân tím.

4. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Bệnh chân - tay - miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp điều trị mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà (theo chỉ định của bác sĩ):

- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

5. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

- Cách ly trẻ

Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan vì vậy khi bé mắc bệnh, cha mẹ cần sớm cách ly con với người xung quanh. Nếu bé đang đi học thì hãy xin phép thầy cô để nghỉ ở nhà cho đến khi khỏe hẳn. Khi ở nhà bé nên ở trong phòng riêng, môi trường vệ sinh sạch sẽ và chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

- Không cho con ăn thức ăn đặc, cay, nóng

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Vì vậy mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu.

Các loại thực phẩm chua nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không ép trẻ ăn

Khi con từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép vì sẽ khiến bé sợ hãi. Thay vào đó có thể cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để bù lại. Mẹ cũng chú ý cho con ăn thêm nhiều hoa quả trái cây để tăng cường vitamin. Với các bé đang bú mẹ thì cần cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.

- Không cần kiêng nước

Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa cho con để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế vi khuẩn giúp bé mau lành bệnh. Phòng tắm nên kín và được vệ sinh sạch sẽ.

7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 2

Cha mẹ tuyệt đối không chia sẻ đồ chơi của con với các bé khác để phòng tránh lây lan bệnh (Ảnh minh họa)

- Không dùng chung đồ chơi

Cha mẹ tuyệt đối không chia sẻ đồ chơi của con với các bé khác để phòng tránh lây lan bệnh. Khi bé bị tay, chân miệng mẹ cũng không nên cho bé ngậm đồ cắn hay ti giả. Các đồ dùng của bé phải được thường xuyên khử trùng và vệ sinh.

- Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bé mắc bệnh sẽ thường đau nên hay quấy khóc không chịu ngủ. Vì vậy mẹ cần dỗ dành, an ủi để bé ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi mới nhanh chóng lành bệnh. Đồng thời mẹ cũng cần theo dõi giấc ngủ của con để xem con có giật mình, khó chịu hay có dấu hiệu biến chứng gì không.

6. Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tay chân miệng, hầu hết các biện pháp chăm sóc hoặc dùng thuốc đều chỉ xoay quanh điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng là chính.

Nếu con bị tay chân miệng và thuộc cấp độ 1, các mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà.

Các triệu chứng của tay chân miệng thường xuất hiện sau khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 1 khỏi bệnh sau từ 7 đến 10 ngày tính từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện (thường là sốt nhẹ).

Trong các cấp độ khác, tùy vào mức độ tiến triển của các triệu chứng mà thời gian khỏi bệnh có thể dài hơn.

Nếu biến chứng xuất hiện, ngoài điều trị tay chân miệng, bé sẽ được các bác sĩ điều trị các biến chứng như một bệnh hoàn toàn mới nên thời gian nằm viện của em bé sẽ có thể lâu hơn nữa.

7. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thực chất, tay chân miệng là bệnh lành tính, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh có thể chuyển sang độ nặng hơn.

Thêm vào đó, thời điểm này lại đang rất thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý phòng tránh cho con và lưu ý phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 3
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng mẹ cần đặc biệt đề phòng
Mùa hè - thu luôn là thời điểm bệnh chân tay miệng ở trẻ có dấu hiệu gia tăng.
Bấm xem >>
Theo Bình An (Khám phá)
Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • nước uống đóng bình bình thạnh
  • xưởng jean
  • shop áo khoác
  • đồ ngủ gợi cảm
  • homestay cù lao xanh
Hội phụ huynh giật mình vì khoản thu đầu năm lớp 1 của bé cao bất thường MC Hoàng Linh review top những cuốn sách nuôi dạy con giúp nuôi con không còn là cuộc chiến
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MC Hoàng Linh review top những cuốn sách nuôi dạy con giúp nuôi con không còn là cuộc chiến
Là MC nổi tiếng của đài Truyền hình VTV3 đồng thời là giáo viên của những lớp học MC cho thiếu nhi nhưng cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy dỗ hai con. Bộ sách “Cha mẹ khéo – Con thành công” được cô chia sẻ mới đây chính là “phao cứu sinh” của nữ MC xinh đẹp trong những giai đoạn khủng hoảng.
[Chi tiết...]
Đi tham quan nhưng lại gặp cha ở nhà tù, ứng xử của cậu bé khiến ai cũng sốc
Trong buổi học dã ngoại ở nhà tù, cậu bé Thái Lan vô tình bắt gặp chính cha của mình đang cải tạo ở đó nên đã không kiềm chế được cảm xúc.
[Chi tiết...]
Tuyển tập những biểu cảm bất hủ của lũ nhóc ngày khai giảng khiến dân tình cười đau ruột
5/9, ngày cả nước hoà chung không khí háo hức tựu trường nhưng với một số em nhỏ, có vẻ như mùa hè vẫn chưa kết thúc.
[Chi tiết...]
Bố mẹ tài giỏi nhưng con trai 5 tuổi còn gây bất ngờ hơn vì rành rọt 7 thứ tiếng
Trong khi những cặp bố mẹ khác lo lắng con sẽ bị loạn ngôn ngữ nếu cho học quá nhiều thứ tiếng, thì vợ chồng nữ ca sĩ người Colombia Shakira Isabel Mebarak Ripoll đã bắt đầu cho con học trai học 7 ngoại ngữ từ khi chỉ mới 2 tuổi. Đến nay, cậu bé Milan 5 tuổi đã có thể đọc và nói tốt cả 7 thứ tiếng.
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • shop giày lười
  • quần áo nam
  • thắt cà vạt
  • ao vest nam
  • cân thủy sản
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • cân bàn
  • quần lót
  • quần jean nữ
  • cách tính size quần áo nữ
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay: JeanTienMai   -  Cân Nguyên Hùng
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG