Bữa sáng cho trẻ là một điều quan trọng mà các mẹ không thể quên hay chuẩn bị cẩu thả. Bởi một khi trẻ được cung cấp bữa sáng đầy đủ còn giúp trẻ tập trung tinh thần cao và sáng tạo trong những hoạt động, trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay – mắt.
Thế nhưng, không ít các ông bố, bà mẹ đã tạo cho con những cách ăn sáng sai lầm, làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ. Dưới đây là một số sai lầm các mẹ hay mắc phải khi cho trẻ ăn sáng.
1. Cho con ăn thức ăn từ hôm trước
Đây là một sai lầm dường như cha mẹ nào cũng mắc phải trong vấn đề cho con ăn sáng. Các mẹ thường hay có tâm lý nấu nhiều vào bữa tối, sau đó để lại một phần thức ăn làm bữa sáng cho bé vào ngày hôm sau. Đặc biệt vào mùa đông, trời lạnh các mẹ ngại dạy sớm nên không thể tránh khỏi việc làm này.
Một hình thức khác để mẹ không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị bữa sáng cho trẻ bằng cách tận dụng lại những đồ ăn còn từ tối hôm trước rồi hâm nóng hoặc nấu nóng lại cho bé ăn sáng. Tuy nhiên, việc làm này có lợi cho mẹ và gây hại cho trẻ. Bởi thức ăn để qua đêm, đặc biệt là các loại rau củ sẽ sinh ra những chất không tốt cho sức khỏe. Đối với cơ thể non nớt của bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, dạ dày hoặc hệ tiêu hóa nếu phải ăn những đồ ăn đó.
2. Cho con ăn sáng bằng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ
Hiện nay, đồ ăn nhanh theo phong cách phương Tây (hamburger, cánh gà chiên, bánh mỳ kẹp thịt...) càng trở nên quen thuộc và yêu thích của rất nhiều người, trong đó có cá bà mẹ. Để tiết kiệm thời gian, các mẹ dần sử dụng những đồ ăn đó làm bữa sáng cho bé. Tuy nhiên, trẻ em ăn những thức ăn dạng này không có lợi cho sức khỏe. Ăn quá nhiều những đồ ăn này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, lâu dài dẫn đến bệnh béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Ngoài đồ ăn nhanh ra, có nhiều mẹ lại tiết kiệm thời gian hơn bằng cách cho con ăn sáng với những loại bánh như: bánh quy, bánh gạo, socola… Đó là lí do vì sao, nhiều mẹ rất hay tích trữ những đồ ăn nhẹ tại nhà, bởi nó rất tiện cho con ăn mà không cần phải qua bất cứ một công đoạn chế biến nào. Tuy nhiên, nếu mẹ cho trẻ ăn những đồ ăn này vào các bữa ăn vặt hoặc ăn nhẹ trước xen kẽ các bữa chính sẽ hợp lí hơn khi coi nó là thức ăn sáng. Nguồn dinh dưỡng từ những loại bánh này thường nghèo nàn, không đủ năng lượng cần thiết cho bé hoạt động hay học tập, trẻ sẽ nhanh bị đói và mất tập trung.
Trẻ ăn đồ ăn nhẹ vào buổi sáng sẽ rất nhanh đói vì nguồn dinh dưỡng từ những loại bánh này thường nghèo nàn, không đủ năng lượng cần thiết cho bé hoạt động hay học tập (Ảnh minh họa)
Mặt khác, thức ăn nhẹ chủ yếu là thực phẩm khô, buổi sáng cơ thể đang trong trạng thái mất nước nếu ăn thực phẩm dạng này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu. Chính vì vậy, mẹ nên lên lại thực đơn ăn uống cho bé, mỗi thời điểm nên và không nên ăn gì.
3. Cho con ăn sáng ngay khi vừa ngủ dậy
Rất nhiều mẹ có thói quen cho con ăn sáng ngay khi vừa thức dậy hoặc cho bé ăn sáng quá sớm. Nhưng trên thực tế, việc làm này lại không hề tốt một chút nào bởi ăn sáng quá sớm sẽ làm tổn thương dạ dày. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian để xử lý và hấp thụ nốt phần ăn đó. Nếu mẹ cho trẻ ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
4. Cho con ăn sáng bằng thực phẩm chiên, rán
Nhiều mẹ hiện nay có thói quen xây dựng bữa sáng cho trẻ với các đồ ăn chiên, rán mà không chú ý rằng thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra các chất gây ung thư. Vì vậy, trẻ ăn thực phẩm chiên rán vào buổi sáng sẽ không tốt cho sức khỏe, khó tiêu hóa và dễ dẫn đên bệnh béo phì bởi hàm lượng chất béo trong những loại thực phẩm chiên rán quá lớn.
Trẻ ăn thực phẩm chiên rán vào buổi sáng sẽ không tốt cho sức khỏe, khó tiêu hóa và dễ dẫn đên bệnh béo phì (Ảnh minh họa)
Thông thường, bữa sáng của các con sẽ kèm thêm một ly sữa. Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
5. Cho con ăn sáng quá vội vàng
Buổi sáng thường ít thời gian nên nhiều cha mẹ tranh thủ giải quyết bữa sáng cho bé ngay trên đường. Do đó, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bé ngồi sau xe của bố mẹ, tay cầm bánh mì, gói xôi, vừa đi vừa ăn một cách ngon lành. Tuy nhiên theo các chuyên gia, thói quen ăn sáng quá vội vàng, lại tranh thủ vừa đi vừa ăn này vô cùng bất lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Không những vậy, đồ ăn mua ngang đường làm sao sạch sẽ và an toàn như đồ mẹ tự tay nấu tại nhà, không cẩn thận trẻ sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy vì ăn uống lung tung.
Mẹ nên cố gắng cho con ăn sáng tử tế ngay tại nhà sẽ rèn được nếp ăn uống của bé. Những bữa ăn cùng bố mẹ không chỉ đảm bảo sức khỏe của trẻ, còn là điều kiện tốt để bé biết quý trọng những bữa ăn gia đình.
6. Cho con ăn sáng bằng đồ ăn lạnh
Đây là một sai lầm tai hại khi chuẩn bị bữa sáng cho trẻ. Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu mẹ cho con ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông. Hơn nữa, với trẻ nhỏ, khi phải ăn quá nhiều đồ ăn lạnh sẽ rất dễ bị viêm vọng hoặc một số bệnh đường hô hấp khác.
Những đồ ăn để trong tủ lạnh như sữa, hoa quả, nước ép trước khi cho ăn dùng vào buổi sáng, mẹ nên để ra ngoài một lúc để giảm bớt độ lạnh, tránh tình trạng cho con sử dụng ngay khi vừa lấy trong tủ lạnh ra.
7. Cho con ăn quá nhiều thịt vào bữa sáng
Nhiều mẹ nghĩ rằng, buổi sáng ăn nhiều thịt để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể trong cả ngày. Nhưng theo các chuyên gia khuyên không nên cho bé ăn quá nhiều thịt hay đồ ăn nhiều dầu vào bữa sáng. Bởi những loại thức ăn này chứa quá nhiều protein, và chất béo nên không tốt cho dạ dày của trẻ.
Bữa sáng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, do vậy các mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến vấn đề này. Hãy cố gắng làm cho con một bữa sáng đủ chất và an toàn để bé có đủ năng lượng cho một ngày học tập và vui chơi.