Nhiều bà mẹ khi mang thai, trong 3 tháng đầu bị ốm nghén thường ăn trái cây để giảm các triệu chứng nghén. Nhiều bà bầu coi việc ăn các loại trái cây như một cách bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng mà không biết rằng ăn tất cả các loại trái cây khi mang thai, không cân nhắc thời điểm ăn... là không khoa học.
Thực tế, ăn trái cây như thế nào khi mang bầu cũng cần có kiến thức. Trong một số loại trái cây chứa một lượng carbohydrat, muối vô cơ và các loại vitamin. Khi mang thai nếu ăn quá nhiều trái cây này sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn và thậm chí gây ra các phản ứng đối với thai nhi.
Ảnh minh họa: socola. |
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thai phụ không nên ăn quá nhiều các loại trái cây ngọt vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Trong trái cây có nhiều loại chứa hàm lượng đường khá cao, cộng với việc ít tập thể dục dễ khiến mẹ bầu bị tăng cân. Thêm vào đó, sự thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai dẫn đến các rối loạn trong chuyển hóa glucose và dễ dàng gây ra căn bệnh đái tháo đường.
Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng, nguy cơ thai phụ bị tiểu đường do ăn nhiều trái cây tăng từ 3 đến 6% hàng năm. Chứng tiểu đường khi mang thai có thể giảm trong vòng 2 tháng sau sinh. Tuy nhiên nếu không kiểm soát thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra những nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao dễ khiến thai phụ khó sinh, xuất huyết khi sinh và cũng có thể gây tổn hại đến sự tăng trưởng phát triển của thai nhi. Các bà mẹ đang mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 nên kiểm tra lượng glucose trong cơ thể. Việc kiểm soát này có thể phát hiện và giúp phòng chống chứng đái tháo đường trong thai kỳ.
Vậy dùng trái cây thế nào cho đúng cách?
- Không ăn chuối tiêu khi đói: Trong chuối có chứa nhiều magie. Nếu ăn loại quả này khi đang đói thì nó sẽ phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
- Không dùng trái cây thay bữa chính: Nhiều thai phụ dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá, cơm. Vì lượng chất protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn, nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong trái cây cũng không thể phong phú bằng vitamin trong rau xanh.
- Khi ốm nghén không ăn nhiều trái cây: Nhiều phụ nữ mang thai trong thai kỳ đầu của mình thường bị ốm nghén mà không muốn ăn bất cứ thực phẩm nào nên thường ăn nhiều trái cây để thay thế. Nhưng trong trái cây có chứa hàm lượng đường cao và chúng có thể gây ra sự chuyển hóa glucose bất thường trong thời kỳ mang thai và có thể gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.