Tôi đã nói mẹ chồng biết bao nhiêu lần nhưng bà vẫn không từ bỏ được tính tiết kiệm của mình. Mà tiết kiệm thì cũng sao cho phải và tiết kiệm với người lớn thôi, còn với con nhỏ thì phải thoáng một chút, cẩn thận không phải là thừa nhưng bà không nghe. Giờ đây hậu quả nặng nề thì lại trách tôi là con dâu ghê gớm.
Chẳng là sau khi tôi ở cữ 6 tháng thì có nhờ mẹ chồng dưới quê lên chăm sóc con để tôi đi làm. Mẹ con tránh được cảnh sống chung ban ngày thế nhưng cũng có biết bao nhiêu là khúc mắc xảy ra. Tôi đã tránh không đề cập nhưng những chuyện liên quan đến sức khỏe của con tôi vô cùng gay gắt.
Mẹ chồng tôi ở quê tính tình cũng thật thà, tiết kiệm. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc cứ tiết kiệm tiền vào đấy để mua vàng, mua đất, trong khi người thì quanh năm chẳng có tấm áo mới, chẳng được một bữa ngon. Biết tính bà thế nên tôi cũng cố sống tối giản để mẹ chồng vừa mắt hơn khi sống chung.
Ảnh minh họa
Thế nhưng riêng chuyện ăn uống của con tôi lại vô cùng thoáng vì tôi nghĩ rằng sức khỏe lúc nào cũng là ưu tiên hoàng đầu, chỉ cần bé ốm một chút đi viện đã bao nhiêu tiền mà có khi có tiền cũng không kéo lại được. Vì thế thực phẩm ăn dặm của con tôi luôn mua ở những siêu thị có tiếng, đảm bảo về chất lượng thì luôn bị bà nói tiêu hoang.
Tôi đã nói với mẹ rằng cho bé ăn uống thoải mái, không cần phải tiết kiệm làm gì. Đồ ăn không hết phải bỏ đi, cái gì cần thiết lắm thì để người lớn ăn chứ không được cho bé ăn lại đồ ăn của bữa trước. Thế nhưng mẹ chồng cứ không nghe tôi, nhiều lần tôi phát hiện bà cho cháu ăn lại phần cháo của bữa trước không ăn hết. Tôi đã nghiêm túc nói chuyện này lại với chồng nhưng cuối cùng bà vẫn không bỏ được.
Cho đến ngày hôm đó buổi chiều khi tôi đi làm về thì phát hiện phần thực phẩm tươi tôi chuẩn bị cho con ăn bữa trưa vẫn còn trong ngăn tủ, tôi mới hỏi mẹ chồng:
- Trưa nay mẹ không làm cháo cho cháu ăn đâu mà thực phẩm con để trong tủ vẫn còn đây mẹ ơi.
Lúc này mẹ chồng tôi mới bảo rằng là nồi cháo trứng nấu cho cháu ăn sáng nhưng hôm nay đứa trẻ chỉ ăn được vài thìa mà không ăn nữa. Bà đã cất vào tủ lạnh và trưa hâm lại cho cháu ăn tiếp.
Tôi nổi cơn thịnh nộ vì cho rằng mẹ chồng tôi tiếp tục mắc sai lầm mà lần này, trứng là thực phẩm lại tuyệt đối không được đun nóng lại.
Ảnh minh họa
- Buổi sáng trước khi con đi đã dặn mẹ kĩ càng là không được làm như thế nữa rồi cơ mà mẹ.
- Mọi khi mẹ vẫn cho ăn vậy có sao đâu, đứa trẻ trưa lại ăn hết nồi cháo trứng đó đấy thôi. Con cứ làm quá lên.
Tôi chẳng biết cãi mẹ chồng như thế nào nữa nhưng y như rằng đến tối đứa trẻ có những biểu hiện bất thường, con quấy và khóc nhiều hơn khiến tôi lo sốt vó vội cùng chồng đưa con vào bệnh viện.
Sau khi thăm khám bác sĩ phát hiện đứa trẻ nhiễm khuẩn được ruột mà rất có thể nguyên do đến từ việc nhiều lần ăn thức ăn hâm lại như vậy. Bác sĩ nói để biết chính xác cần nhiều xét nghiệm hơn nữa nhưng ông cũng phản đối việc cho trẻ ăn thức ăn hâm lại như vậy thì có một số thực phẩm. Mẹ chồng tôi cũng đứng đó và nghe tất cả những gì bác sĩ phân tích nên cũng tỏ ra ân hận.
Thế nhưng ân hận bây giờ thì được gì nữa, đứa trẻ còn đang quằn quại trong kia và chưa biết bao giờ thì mới thoát ra được. Tôi quá tức giận nên cũng không nói chuyện gì với mẹ chồng nữa, bà bắt xe về quê.
Điều đáng nói là khi bà về quê thì bà cũng không kể chuyện gì nhưng các chị chồng tôi biết chuyện lại điện thoại lên mắng tôi qua chồng rằng tôi quá ghê gớm, mẹ đã mất công lên chăm cháu cho mà không khéo léo để bà phải bỏ về quê, suốt ngày nằm khóc.
Tôi thực sự không biết phải sống sao.
Tâm sự từ độc giả tuvi...
Một số món ăn sau khi đã chế biến xong, nếu còn thừa và được đem hâm nóng lại lần hai sẽ sản sinh ra nhiều chất độc hại cũng như bị giảm sút đi lượng dưỡng chất vốn có ban đầu đi đáng kể. Vì thế, mẹ đừng ngần ngại vì “tiếc rẻ” mà để con ăn lại những món ăn dặm sau:
Cần tây
Cần tây giàu vitamin và khoáng chất, lại có mùi thơm dễ chịu, rất thích hợp để nấu các món cháo, súp thịt bò cho bé . Thế nhưng, nếu mẹ muốn hâm món cháo của con, hãy nhớ bỏ hết cần tây ra trước khi làm nóng lại vì hàm lượng nitrate trong cần tây rất cao, khi đun lại lần hai sẽ sản sinh ra chất độc hại gây ung thư.
Khoai tây
Khoai tây là loại tinh bột bổ dưỡng, vị thơm mềm dễ nuốt, thích hợp cho các bé ăn dặm. Tuy nhiên khoai tây để lâu ngày sẽ mọc mầm và gây hại cho sức khỏe. Khoai tây hâm nóng lại nhiều lần còn bị giảm sút hàm lượng dinh dưỡng ban đầu và còn sản sinh ra chất gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Trứng
Các protein trong trứng dễ bị phân hủy hết nếu đun lại lần hai, thậm chí còn có thể biến đổi hết và trở thành chất gây hại, làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Thịt gà
Khi hâm nóng thịt gà lại lần hai, các protein trong thịt sẽ biến đổi và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Mẹ nên mua lượng thịt vừa đủ nấu một bữa cho con hoặc nếu bắt buộc, hãy dùng thịt gà sống đông lạnh, để rã đông tự nhiên vài giờ trước khi đem chế biến.
Cải bó xôi
Mang màu sắc xanh lá đậm đặc trưng, cải bó xôi cũng chứa hàm lượng nitrate cao, nếu đun lại nhiều lần sẽ biến thành chất độc có hại cho cơ thể bé.
Nấm
Nấm là thực phẩm chỉ nên ăn lúc còn tươi và không bao giờ đun lại nhiều lần. Nhiệt độ cao sẽ làm các loại protein trong nấm biến đổi thành chất nguy hiểm đối với cơ thể người.
Củ cải đường
Củ cải đường cũng chứa hàm lượng nitrate rất cao, và cũng tương tự như rau cải bó xôi hay cần tây, việc đun lại củ cải dễ làm sản sinh ra nhiều chất độc gây hại.