Khi đến độ tuổi mà nhận thức về vẻ bề ngoài rõ ràng hơn, trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé gái thường có biểu hiện thích làm điệu, quan tâm nhiều đến chuyện làm đẹp, quần áo tóc tai. Trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về phong cách riêng của mình, và có những sở thích, quan điểm cá nhân đối với cái đẹp. Ở độ tuổi lên 3, cô con gái đầu lòng của nam danh hài Mạc Văn Khoa cũng giống như thế.
Mới đây trên trang cá nhân, bà xã Mạc Văn Khoa đã đăng tải dòng trạng thái kèm video bày tỏ sự "bất lực" khi ái nữ của mình có sở thích rất cuồng nhiệt về chuyện ăn mặc, thậm chí cô bé còn lấy cả quần áo của mẹ xúng xính lên người.
Đoạn video bà xã Mạc Văn Khoa chia sẻ trên trang cá nhân về cô con gái Minnie.
Cụ thể bà xã nam danh hài viết: "Cứ đi học về là lên lầu mở tủ đồ mẹ ra. Cuồng hồng cánh sen (hẳn là hồng sen nha, hồng nhạt không chịu luôn) dữ vậy con? Đi học cũng không chịu thay đồ khác, cứ hồng cánh sen với xoã tóc ra để vuốt vuốt, vén vén vậy đó…Tôi bất lực chiến này rồi, có bé nào mê đến độ giống con tôi không?"
Bé Minnie mới 3 tuổi đã biết "làm đỏm".
Trong video, bé Minnie mặc chiếc váy ngủ của mẹ với vẻ mặt hớn hở, nhưng điều khiến cộng đồng mạng "dở khóc dở cười" là chiếc váy với kích cỡ "khổng lồ" nuốt chửng cả người của nhóc tỳ, thế nhưng cô bé vẫn bất chấp mặc vào, đi lại quanh nhà như biểu diễn thời trang chỉ vì cảm thấy yêu thích màu sắc của chiếc váy này.
Theo như chia sẻ của bà xã Mạc Văn Khoa thì đây dường như không phải là lần đầu bé Minnie "mượn" đồ của mẹ mặc, mà cô bé rất hay có hành động này. Bên cạnh sự tò mò vốn có của một đứa trẻ, thì hành động của cô bé còn xuất phát từ nhận thức, định hình phong cách cũng như sở thích về màu sắc yêu thích của bản thân.
Cô bé dường như rất hào hứng, thích thú với bộ sưu tập quần áo của mẹ.
Sau khi đoạn video được bà xã Mạc Văn Khoa đăng tải, nhiều bình luận bên dưới của người hâm mộ đã bày tỏ sự thích thú với độ đáng yêu, càng lớn càng ra dáng "tiểu công chúa" của bé Minnie. Đáng chú ý là có một vài phản hồi của cộng đồng mạng đã "trêu" rằng, sở thích cuồng màu hồng của con gái nam danh hài là do được thừa hưởng, bắt chước từ mẹ.
Bình luận của cư dân mạng cho rằng, bé Minnie có sở thích giống mẹ.
Trên thực tế những ai theo dõi gia đình Mạc Văn Khoa cũng sẽ dễ dàng nhận ra, việc bé Minnie chăm làm điệu ở tuổi lên 3 một phần cũng có thể là nhờ được nhận sự chăm chuốt vẻ bề ngoài từ mẹ ngay từ khi còn bé. Từng có khoảng thời gian trước đây, ái nữ nhà Mạc Văn Khoa bị miệt thị ngoại hình, tuy nhiên càng lớn thì cô bé càng trổ nét xinh xắn, đáng yêu.
Con gái Mạc Văn Khoa lúc nhỏ bị chê bai ngoại hình, nay càng lớn càng xinh, được mẹ chăm làm điệu.
Được mẹ chăm làm điệu, sắm sửa quần áo công chúa, giày dép và phụ kiện nên bé Minnie lúc nào cũng xuất hiện với vẻ bề ngoài chỉnh chu, thu hút sự chú ý từ nhiều người. Có lẽ trong quá trình nhận được sự chăm sóc từ mẹ, cô bé đã có sự học hỏi và bắt chước theo. Chính vì thế mà dẫu mới 3 tuổi, Minnie đã bắt đầu có những nhận thức nhất định về vẻ bề ngoài, về cái đẹp, biết "làm đỏm" và hình thành những sở thích cá nhân trong vấn đề này.
Sự thật thì khi trẻ vào độ tuổi lên 3, bố mẹ đã có thể dạy con về cái đẹp. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ đang phát triển nhanh chóng về cả thể chất và tâm lý, việc giáo dục về cái đẹp sớm cho con có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng.
Dưới đây là một số lý do tại sao bố mẹ nên giáo dục về cái đẹp sớm cho trẻ?
- Hình thành ý thức về cái đẹp: Giáo dục về cái đẹp giúp trẻ nhận biết và đánh giá sự hài hòa, tinh tế và tầm quan trọng của cái đẹp trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng phê phán và đánh giá, cũng như khám phá và trân trọng cái đẹp xung quanh mình.
- Tạo cảm hứng và sự sáng tạo: Giáo dục về cái đẹp khuyến khích sự sáng tạo và tư duy tưởng tượng của trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng hoặc hoạt động liên quan đến cái đẹp, trẻ có thể tìm thấy cảm hứng và phát triển khả năng sáng tạo của mình.
- Xây dựng giá trị và tư duy tích cực: Giáo dục về cái đẹp giúp trẻ nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của cái đẹp trong cuộc sống. Nó có thể giúp trẻ hiểu về sự tôn trọng, lòng biết ơn và ý thức về môi trường xung quanh.
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích: Giáo dục về cái đẹp khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng quan sát và phân tích. Trẻ học cách nhìn thấu và hiểu sâu hơn về mọi thứ xung quanh mình, từ màu sắc, hình dạng, âm thanh cho đến cảm xúc và ý nghĩa.
- Xây dựng sự tự tin: Khi trẻ được giáo dục về cái đẹp, trẻ có thể cảm thấy tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân và đánh giá một cách tích cực về ngoại hình, những vấn đề liên quan đến cá nhân và môi trường xung quanh.
Trong quá trình giáo dục về cái đẹp cho con, bố mẹ có thể sử dụng nhiều phương pháp như trò chuyện, thể hiện qua hành động và ví dụ mẫu, khám phá cùng con và tạo cơ hội cho con được trải nghiệm một cách phù hợp.
Vậy việc bố mẹ tạo điều kiện để con phát triển sở thích cá nhân đối với vấn đề làm đẹp sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ?
- Hiểu về bản thân: Khi được khuyến khích phát triển sở thích cá nhân, trẻ sẽ tìm thấy những hoạt động, sở thích và niềm đam mê riêng của mình. Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân, nhận ra những thứ mình thích và không thích, từ đó xây dựng và thể hiện phong cách cá nhân một cách tự tin nhất.
- Tăng cường sự sáng tạo và tư duy linh hoạt: Khi thực hiện các hoạt động theo sở thích cá nhân, trẻ được khuyến khích sáng tạo và tư duy linh hoạt hơn. Trẻ có cơ hội tìm ra những cách mới để giải quyết vấn để, thể hiện ý tưởng và xây dựng điều gì đó độc đáo của riêng mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng sáng tạo và tư duy nhanh nhạy, linh hoạt.
- Xây dựng sự tự tin: Khi trẻ được hỗ trợ và khuyến khích theo đuổi sở thích cá nhân, trẻ sẽ trải qua quá trình học tập và phát triển. Việc vượt qua thử thách và đạt được thành tựu trong lĩnh vực mình yêu thích giúp trẻ xây dựng sự tự tin và lòng kiên nhẫn. Con trẻ sẽ nhận ra rằng, thành công luôn đòi hỏi sự nỗ lực và không ngừng cố gắng.
- Giúp trẻ tạo ra mục tiêu và ý nghĩa trong cuộc sống: Sở thích cá nhân giúp trẻ xác định mục tiêu và ý nghĩa trong cuộc sống. Khi trẻ có một đam mê, trẻ sẽ tự đặt ra những mục tiêu để phát triển và cải thiện kỹ năng của mình trong lĩnh vực đó. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen xây dựng mục tiêu rõ ràng, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
- Khám phá tiềm năng và phát triển toàn diện: Sở thích cá nhân cho phép trẻ khám phá và phát triển tiềm năng của mình. Khi trẻ tìm thấy niềm vui trong hoạt động mình yêu thích, trẻ sẽ có động lực để học hỏi và phát triển các kỹ năng liên quan. Điều này góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả khía cạnh văn hóa xã hội, trí tuệ và thể chất.