Là chuyên gia dinh dưỡng cho các gia đình và trẻ nhỏ, tác giả quyến sách “Con không sợ ăn” rất nổi tiếng, Maryann Jacobsen và Jill Castle sẽ phân tích cho các bậc cha mẹ 7 lỗi sai kinh điển trong ăn dặm
Đối với trẻ 6-24 tháng
1, Cho trẻ ăn dặm quá lâu
Khi đề cập đến vấn đề ăn uống trong hai năm đầu tiên của trẻ Maryann Jacobsen và Jill Castle cho biết, sự phát triển trong khả năng ăn thô của các bé là một được cong uốn lên có độ dốc rất lớn. Khoảng tám tháng là trẻ đã có thể tự nhainhững phần thô nhỏ và mềm của thức ăn. Hầu hết cha mẹ đều để con ăn cháo xay nghiền nhuyễn quá lâu vì họ không biết điều này hoặc vì họ muốn kiểm soát sự an toàn của trẻ trong từng thìa ăn. Tuy nhiên, việc cho trẻ có cơ hội được tự điều chỉnh độ thô và tăng sự đa dạng trong thức ăn dặm sẽ khuyến khích bé ăn tốt và ăn ngoan hơn nhiều.
2, Không cho con ăn cùng bàn với gia đình
Trẻ nhỏ học ăn bằng cách quan sát người khác. Tuy nhiên, hầu như tất cả các bé ở độ tuổi ăn dặm đều phải ăn một mình – trong nỗi cô đơn. Thêm vào đó, những trẻ ăn một mình này thậm chí còn phai ăn đi ăn lại một vài loại thực phẩm trong suốt cả tuần, không được phong phú và đa dạng như mâm cơm bố mẹ. Sai lầm rất lớn này khiến trẻ trở nên biếng ăn và hay kén chọn thức ăn. Cha mẹ nên biết trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi thích làm quen với thức ăn mới nhất. Hãy cho bé ăn chung với bố mẹ, và ăn tất cả những gì mẹ muốn con sau này có thể ăn được: bánh mì, gà rán, rau xào, bún, phở…
Đối với trẻ trước tuổi đi học 2-5 tuổi
3, Cho con ăn hoa quả và uống sữa lắt nhắt trong ngày
Khi trẻ được 2-5 tuổi, nhu cầu ăn các món hoa quả, bánh kẹo, sữa hay nước ép nảy sinh gần như liên tục. Nếu các bậc cha mẹ cho con ăn vặt thành nhiều lần lắt nhắt trong ngày, dạ dày của bé sẽ không thể tải nổi, dẫn đến việc bỏ cơm trong bữa ăn chính. Để tránh mắc sai lầm này, mẹ hãy lên một thời gian biểu ăn uống cho trẻ: 3 bữa chính và 2 bữa phụ một ngày. Mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Không cho trẻ uống quá nhiều nước, sữa hay sinh tố trước bữa ăn.
Ham cho trẻ uống quá nhiều nước hoa quả sẽ khiến bé ngang bụng và bỏ bữa chính (ảnh minh họa)
4, Nhìn chằm chằm vào bát cơm của con khi trẻ kén ăn
Khi đến tuổi này, trẻ nhỏ thường trở nên hoài nghi về thực phẩm và các món ăn lạ (nhất là rau). Hấu hết các bậc cha mẹ đều không hiểu rằng việc trẻ ăn uống cầu kì, kén cá chọn canh thời điểm này là hoàn toàn bình thường. Rất nhiều chị em thường nhìn chằm chằm vào bát cơm của con mỗi bữa và đợi cho đến khi bé nuối xong miếng cà rốt bé ghét thì lúc đó mới thôi rầy la. Những việc như vậy thường chỉ làm bé cảm thấy chán ghét món ăn đó hơn và càng trở nên tiêu cực trong việc tự điều chỉnh khẩu vị của mình. Hãy thoải mái hơn với trẻ và để cho bé tự quyết đinh khi nào, ở đâu, và ăn bao nhiêu. Miễn là con sẽ ăn, và sẽ nếm thử chúng.
Tuổi đi học 6-12 tuổi
5, Cấm con ăn thực phẩm xấu
Khi trẻ bắt đầu đi học, trẻ sẽ được tiếp xúc với rất nhiều các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe: chè, kem, thịt bò khô, bim bim, khoai tây chiên, nước ngọt….Nếu trẻ không được ăn những món đồ này trước đó, các bé sẽ trở nên rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thế giới thực phẩm bên ngoài. Mẹ không nên “xóa sổ” hoàn toàn những món ăn đấy ra khỏi tầm tay của trẻ mà nên cho bé ăn với một lượng và vào những khoảng thời gian nhất định.
6, Không có qui định cho tủ lạnh
Nếu trẻ cứ có thể mở tủ lạnh bất kể ngày đêm và thỉnh thoảng lại “nhón một tí” thì bé sẽ không hiểu được khái niệm về bữa ăn cũng như ăn quá nhiều và mất cảm giác về sự thèm ăn vì miệng lúc nào cũng đang trong trạng thái nhai. Mẹ cần qui định rõ cho trẻ về thời gian bé có thể được mở tủ lạnh và lấy thức ăn. Hãy chắc chắn trẻ được ăn no và ăn đủ theo đúng bữa.
Tuổi thanh thiếu niên 13-18 tuổi
7, Cho con tự ăn tự uống quá sớm
Một trong những đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên là mức độ độc lập ngày càng tăng. Điều này xảy ra ngay cả với việc ăn uống. Đôi khi, các bậc cha mẹ thường từ bỏ chuyện quan tâm đến việc ăn uống của con và để trẻ tự quyết định. Thật không may, lứa tuổi này thường khiến trẻ có xu hướng bỏ qua các lựa chọn lành mạnh và cân đối trong dinh dưỡng của mình. Một số thậm chí còn lén ăn kiêng để giảm cân với những lý do như “Không thèm ăn” hay đang “Bận! Lát ăn sau”. Cha mẹ nên vẫn quan tâm vừa phải đến vấn đề ăn uống của con bởi giai đoạn 13-18 tuổi cũng là cột mộc quan trọng để trẻ phát triển chiều cao và thể chất.