1. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến bố mẹ cần biết:
- Nhiễm virus: Rotavirus, adenovirus, norovirus và astrovirus đều có thể gây tiêu chảy kèm theo nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh và đau nhức.
Các loại vi khuẩn như E. coli là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn - chẳng hạn như salmonella, E. coli, campylobacter hoặc staphylococcus - cũng có thể gây tiêu chảy. Nếu bé bị nhiễm khuẩn, bé có thể bị tiêu chảy nặng cùng với chuột rút bụng, sốt, phân có máu.
- Nhiễm trùng tai: Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai (có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn) có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy. (Điều này phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi). Trong trường hợp này, bé có thể bị cảm lạnh, buồn nôn, và chán ăn.
- Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng cũng là một trong các nguyên nhân gây dị ứng. Thực phẩm dễ gây dị ứng nhất bao gồm sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, các loạt hạt, cá và động vật có vỏ.
- Ngộc độc: Nếu bé bị nôn mửa và tiêu chảy và mẹ nghĩ bé bị ngộ độc thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tực.
2. Dấu hiệu bé bị tiêu chảy
Dấu hiệu bé bị tiêu chảy thông thường bao gồm đi ngoài nhiều hơn bình thường và phân lỏng. Mặc dù tiêu chảy là đáng báo động nhưng hầu hết các trường hợp tiêu chảy đều không gây ra mối đe dọa lớn về sức khỏe cho bé.
Điều quan trọng khi bé bị tiêu chảy là mẹ cần cho bé uống đủ nước. Tiêu chảy có thể hết trong một vài ngày.
3. Cách điều trị khi bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy hiếm khi nghiêm trọng nếu được điều trị đúng cách, nhưng nếu không cẩn thận bé có thể bị mất nước.
Quy tắc đầu tiên trong điều trị khi bé bị tiêu chảy là cần đảm bảo bé uống đủ nước. Dù bé không nôn mửa mẹ cũng nên cho bé uống thêm nước bù điện giải. Dung dịch bù điện giải phổ biến nhất là Oresol. Mẹ nên pha và cho bé uống theo đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng. Nếu dung dịch đã pha không uống hết trong 24 giờ thì cần đổ đi, pha dung dịch mới.
Mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước khi bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
Nếu bé đi ngoài nhiều lần hoặc nôn mửa nhiều thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị.
Mẹ không được cho bé bị tiêu chảy uống nước ngọt như nước soda, nước ép trái cây không pha loãng khi bị tiêu chảy. Các món tráng miệng ngọt cũng cần tránh bởi vì chúng có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
Hầu hết các bác sĩ khuyên nên tiếp tục cho bé ăn thực phẩm rắn khi bé bị tiêu chảy. Mẹ có thể cho bé ăn theo chế độ ăn bình thường bao gồm carbohydrate phức tạp (như bánh mì, ngũ cốc và gạo), thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe vì chúng có khả năng cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để chống nhiễm trùng.
Mẹ nên cho bé ăn theo nhiều bữa nhỏ để giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua vì nó có khả năng cân bằng lại vi khuẩn trong ruột bé, giúp ngăn chặn tiêu chảy.
4. Các trường hợp cần đưa bé bị tiêu chảy đi khám bác sĩ
Mẹ cần cho bé đi bệnh viện ngay lập tức nếu bé có các biểu hiện sau:
- Hôn mê, miệng, môi khô.
- Chán ăn và giảm cân.
- Bé bị tiêu chảy không đi tiểu từ 4 đến 6 giờ với trẻ nhỏ và từ 6 đến 8 giờ với trẻ lớn hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ bị mất nước nhanh hơn so với trẻ lớn.
- Phân dính máu kèm theo đau bụng dữ dội hoặc sốt cao.
- Sốt và tiêu chảy hơn ba ngày.
- Bé bị tiêu chảy sau khi đi du lịch nước ngoài.
![Bé bị tiêu chảy khi nào cần cho bé nhập viện ngay - 3](https://s1.storage.kienthuconline.org/image/2018/09/be-bi-tieu-chay-khi-nao-can-cho-be-nhap-vien-ngay-1536285785-5b91dc59ba18a.webp)