Trẻ nhỏ có tính tò mò cao, khi nhìn thấy đồ vật gì lạ mắt thì chúng có thể lập tức bị thu hút. Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ hoàn toàn không phân biệt được đâu là lợi và đâu là hại. Ngược lại, trẻ đều xem mọi thứ là “đồ chơi” mà bản thân có thể khám phá.
Thực tế, việc trẻ cầm nắm và bỏ vào miệng những đồ vật mà trẻ nhìn thấy vốn là chuyện rất phổ biến. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Bà Cao có một cô cháu gái 3 tuổi tên là Niệu Niệu, hai bà cháu cùng bố mẹ Niệu Niệu sống chung với nhau (Trung Quốc). Cuối tuần trước, Niệu Niệu được nghỉ học nên ở nhà chơi cùng bà và mẹ.
Trong lúc bà và mẹ đang bận việc dưới bếp, thì Niệu Niệu đã tự chơi một mình ở phòng khách. Tình cờ, Niệu Niệu nhìn thấy một cái nhiệt kế mà mẹ cô bé đã vô tình để quên ở trên kệ tủ tivi. Vì tò mò nên cô bé đã cầm lên xem, sau đó thì vui vẻ xem nó như một món đồ chơi.
Tuy nhiên, hành động tiếp theo của Niệu Niệu đã khiến cho cô bé suýt phải mất mạng. Đó là đưa nhiệt kế vào miệng và cắn. Vết cắn của Niệu Niệu đã làm cho thủy ngân trong nhiệt kế chảy ra, dính vào miệng cô bé. Ngay lập tức, Niệu Niệu cảm thấy hoảng hốt và òa lên khóc.
Lúc này, bà và mẹ từ dưới bếp chạy vội lên chứng kiến tất cả. Mẹ cô bé rất sốc, vội vàng đến gần kiểm tra, rồi vẻ mặt trở nên vô cùng lo lắng, sợ hãi. Bởi vì miệng Niệu Niệu đang dính một lượng lớn thủy ngân. Trong khi mẹ Niệu Niệu đang hoảng loạn vì không biết phải xử lý như thế nào, thì may mắn thay bà của cô bé đã kịp thời giúp đỡ.
Đầu tiên, bà bắt cô bé uống một cốc nước lớn để súc sạch miệng. Sau đó móc họng cô bé để cô bé nôn hết những chất lỏng thủy ngân trong miệng ra. Và tiếp đến là cho Niệu Niệu uống một ly sữa lớn, rồi nhanh chóng đưa cô bé đến bệnh viện để kiểm tra.
Theo bác sĩ chất lỏng thủy ngân có trong nhiệt kế là một loại hóa chất rất độc. Nếu trẻ bị ngộ độc thủy ngân, sức khỏe của trẻ sẽ gặp nguy hiểm tùy vào mức độ tiếp xúc khác nhau.
Mặc dù nhiệt kế là đồ dùng cần thiết, nhưng bên cạnh lợi ích thì nhiệt kế cũng “tồn tại” những mối nguy hiểm khi để gần trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần phải đặc biệt cẩn thận và chú ý những điều dưới đây khi sử dụng nhiệt kế, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất.
Lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp
Trên thị trường ngày nay, có nhiều loại nhiệt kế khác nhau được bày bán. Mỗi loại sẽ có cấu tạo và cơ chế hoạt động riêng như nhiệt kế hồng ngoại, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế kỹ thuật số,...
Tùy vào từng loại nhiệt kế mà ưu, nhược điểm của chúng cũng sẽ khác nhau. Bố mẹ có thể cân đo nhu cầu mà lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp cho gia đình.
Đối với nhiệt kế thủy ngân, đây là loại nhiệt kế ra đời sớm nhất và cũng đang được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm dễ sử dụng, giá thành rẻ thì nhiệt kế thủy ngân sẽ khá nguy hiểm nếu nó bị vỡ ra.
Vì vậy, để phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể lựa chọn sản phẩm khác để thay thế.
Bố mẹ nên lựa chọn loại nhiệt kế an toàn, để tránh trường hợp trẻ vô ý "sử dụng".
Để xa tầm tay của trẻ
Với tính hiếu động và tò mò, nhiều trẻ nhỏ xem những đồ vật trong gia đình như một món đồ chơi. Trẻ có thể hồn nhiên chơi cùng nó, mà không nhận thức được những “mối nguy tiềm ẩn” đang đến gần.
Dù là nhiệt kế hay các đồ vật khác, chúng đều có thể đem đến sự nguy hiểm nhất định cho trẻ nếu như được sử dụng không đúng cách.
Để tránh trường hợp xấu xảy ra, bố mẹ cần cẩn thận sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách hợp lý. Đối với những vật gây nguy hiểm cho trẻ, tốt nhất là bố mẹ nên đặt chúng ở một vị trí khó nhìn thấy, cách càng xa tầm tay của trẻ càng tốt.
Những đồ vật nguy hiểm như nhiệt kế, bố mẹ cần để càng xa tầm tay trẻ em càng tốt.
Bổ sung kiến thức cần thiết cho trẻ
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, khi trẻ đã đủ khả năng nhận thức, bố mẹ nên kịp thời giáo dục trẻ các kiến thức cơ bản, cần thiết về mọi thứ xung quanh.
Nếu trẻ hiểu đầy đủ về chức năng, cấu tạo của nhiệt kế. Trẻ sẽ biết cách để sử dụng nó đúng đắn mà không tự gây ra cho bản thân những hành vi nguy hiểm, có hại cho sức khỏe. Đây là cách hiệu quả để bố mẹ có thể giúp trẻ chủ động hơn trong vấn đề tự bảo vệ chính mình.
Hướng dẫn trẻ những kiến thức cần thiết về các đồ vật nguy hiểm, để trẻ chủ động trong vấn đề phòng tránh.