Chăm sóc tốt cho con cái sau khi ly hôn là trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ, thế nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Có những câu chuyện thương tâm về những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi sau khi gia đình tan vỡ khiến ai ai cũng phải rơi nước mắt.
Câu chuyện đã xảy ra cách đây khá lâu nhưng mới đây lại gây xôn xao mạng xã hội bởi một bức ảnh được lan truyền. Trong bức ảnh là cậu bé 4 tuổi ở Giang Tây (Trung Quốc). Bé đứng 1 mình trên đường phố Giang Tây khi đầu bị dán 1 miếng băng gạc, tay xách một túi ni lông bên trong có 1 mảnh giấy và một bộ quần áo. Cậu bé đứng một mình hồi lâu nhìn xung quanh đã khiến ai nấy đi đường cũng phải chú ý.
Cuối cùng cảnh sát đã được thông báo và tiếp cận cháu bé. Khi được chú cảnh sát quan tâm "Bố mẹ cháu đâu sao cháu lại đứng đây một mình. Cháu còn nhỏ thế này có biết ra ngoài đường nguy hiểm lắm không?".
Thế nhưng bé trai không nói gì. Cảnh sát nhìn vào chiếc túi mà cậu bé đang xách tưởng rằng sẽ có được số điện thoại liên lạc của bố mẹ bé nhưng không. Khi mở chiếc túi xách ra họ phát hiện bên trong thực chất là một tờ giấy thỏa thuận ly hôn.
Cảnh sát đã đoán được cơ bản lý do tại sao bé lại đứng đây nhưng không dám kết luận. Nhờ người dân địa phương, cơ quan chức năng đã có được số điện thoại của bố mẹ cậu bé, ai cũng mong rằng họ sẽ nhanh chóng tới đón con về. Nhưng không, không có điều tốt lành nào xảy ra.
Khi cảnh sát gọi điện cho bố cậu bé và kể lại toàn bộ câu chuyện, họ tưởng rằng sẽ nghe thấy một giọng nói đầy mừng rỡ nhưng không, ông ta lạnh lùng nói: "Hiện tại tôi đang ở ngoài thành phố không tiện, anh hãy tìm mẹ thằng bé đi". Nói xong ông bố lập tức cúp điện thoại mà không hỏi thăm bất kì điều gì về con trai.
Vì bố của đứa trẻ không quan tâm nên cảnh sát đành phải liên lạc với mẹ của em. Không ngờ người mẹ trả lời còn khiến ai nấy phẫn nộ hơn. Bà ta đã hét lên "Anh tìm tôi làm gì, đi tìm bố của nó đi. Tôi không cần đứa trẻ này nữa".
Nói xong người mẹ cũng dập máy mà không hỏi han bất kì một câu nào.
Câu chuyện bị bỏ rơi của cậu bé 4 tuổi ở Giang Tây này khiến nhiều người bồi hồi nhớ đến câu chuyện tương tự của cậu bé 9 tuổi ở Thiên Tân xảy ra cách đây ít lâu.
Năm 2021, những người dân địa phương báo cáo chính quyền về việc thường xuyên nhìn thấy một cậu bé nằm ngủ ban đêm trên một chiếc xe ô tô giữa mùa đông lạnh giá. Ai cũng thắc mắc về lý do cũng như muốn giúp bé tìm về với gia đình của mình. Thế nhưng khi biết được sự thật, ai cũng phải cay sống mũi. Hóa ra bố mẹ cậu bé ly hôn và không ai muốn nhận nuôi cậu bé.
Bé biết mẹ sống ở khu vực đó nên đã tìm đến nhà mẹ nhưng mẹ dồn hết oán hận từ người chồng lên đứa trẻ. Người mẹ còn hắt hủi đứa trẻ mà mình sinh ra và cũng không cho cậu bé vào nhà. Không nơi nương tựa, không ai chăm sóc, cậu bé đã lang thang ở khu mẹ sinh sống và chỉ quẩn quanh ở đó với hy vọng mẹ sẽ đổi ý định mà nhận nuôi bé.
Thời điểm đó, mùa đông ở Thiên Tân rất lạnh có những đêm xuống vài âm độ nhưng cậu bé vẫn phải nằm ngoài trời như vậy.
Câu chuyện về đưa trẻ bị bỏ rơi sau cuộc ly hôn của bố mẹ đã khiến không ít người xúc động rơi nước mắt, thương thay cho số phận của các em. Qua đó mới thấy được, đằng sau mỗi gia đình tan vỡ người chịu tổn thương nhiều nhất có lẽ là những đứa trẻ, chúng có thể được ba mẹ yêu thương nhưng cũng có thể trở thành rào cản khiến bố mẹ không thích mà vứt bỏ. Và điều quan trọng nhất là nỗi đau sẽ in hằn vào sâu trong tâm trí suốt quãng đường trưởng thành của bé.
Qua đó mới thấy được trách nhiệm nuôi con sau ly hôn của cả bố và mẹ là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của trẻ. Dù khó khăn và mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình này, tuy nhiên, tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường ổn định và yêu thương cho con cái không thể bỏ qua.
Dưới đây là một số khía cạnh về trách nhiệm nuôi con sau ly hôn của bố và mẹ:
Sự quan tâm và yêu thương
Bố và mẹ đều có trách nhiệm cung cấp tình yêu và sự quan tâm cho con cái sau ly hôn. Trẻ cần cảm nhận được rằng bé vẫn được yêu thương và quan tâm từ bố mẹ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và tôn trọng con cái ở cả bố và mẹ.
Thỏa thuận về chăm sóc
Bố và mẹ cần thảo luận và đưa ra thỏa thuận về việc chăm sóc con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc xác định lịch trình gặp gỡ, quyết định về việc đưa đón con và phân chia trách nhiệm trong việc chăm sóc hàng ngày. Thỏa thuận rõ ràng và công bằng giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định.
Tài chính
Bố và mẹ cần cùng nhau đảm bảo sự ổn định tài chính nuôi con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm về chi phí hàng ngày, giáo dục và các hoạt động khác của con. Một sự hợp tác và sự minh bạch về tài chính sẽ giúp tránh xung đột và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Trò chuyện với con thường xuyên
Một giao tiếp hiệu quả giữa bố và mẹ là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Dù có khác biệt và xung đột, việc trao đổi thông tin về con cái và thảo luận về quyết định quan trọng liên quan đến con cần được thực hiện một cách lịch sự và xây dựng. Giao tiếp tốt giữa hai bên giúp giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tốt cho con cái.
Tôn trọng quyền lợi và quyết định của con
Bố và mẹ cần tôn trọng quyền lợi và quyết định của con cái. Lắng nghe ý kiến của trẻ và cho phép bé tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý và tự tin trong việc đưa ra quyết định.
Tạo môi trường ổn định
Một môi trường ổn định và tốt lành là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và thích ứng sau khi bố mẹ ly hôn. Bố và mẹ cần cùng nhau làm việc để tạo ra một môi trường đồng nhất và ổn định cho con cái. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch trình ổn định, quy tắc và quy định rõ ràng, và sự đồng thuận trong việc áp dụng các giá trị và quyền lợi trong việc nuôi dưỡng con.
Nguồn: