Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng.

19/05/2017 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng. Đó là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ.

Vàng da thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời. Nhiều trẻ sơ sinh đã rời bệnh viện trước khi có những dấu hiệu của bệnh vàng da. Vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại cho bé khi bé được 3-5 ngày tuổi.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh - 1

Bệnh vàng da thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên trẻ ra đời. Ảnh minh họa

Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị vàng da ở mức độ nhẹ. Sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất hẳn trong vòng một hoặc hai tuần mà không gây ra vấn đề gì. Nhưng vàng da cũng nên được theo dõi sát sao.

Trong một vài trường hợp hiếm gặp, nếu nồng độ bilirubin vẫn duy trì ở mức cao và không được điều trị, nó có thể gây ra tổn thương não (được gọi là kernicterus). Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến trẻ suốt đời.

2. Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra vì cơ thể bé có quá nhiều bilirubin hơn mức mà cơ thể có thể đào thải.

Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phân hủy các tế bào hồng cầu cũ. Nó được thải qua khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Khi người mẹ mang thai, cơ thể mẹ sẽ loại bỏ bilirubin từ bé qua nhau thai. Sau khi bé được sinh ra, cơ thể của bé tự thực hiện công việc đào thải này.

Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý. Bệnh xảy ra do cơ thể non nớt của trẻ chưa đủ khả năng đào thải bilirubin thừa trong cơ thể. Biểu hiện vàng da thông thường xuất hiện vào khoảng 24 giờ sau sinh, trở nên rõ rệt hơn vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 rồi sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, vàng da ở trẻ có thể do một số nguyên nhân khác như nhiễm trùng, vấn đề ở hệ tiêu hóa, hoặc vấn đề về nhóm máu của mẹ và bé (RH không tương thích). Bạn có thể nghi ngờ bé gặp một trong các vấn đề này nếu tình trạng vàng da xuất hiện sớm hơn 1 ngày sau sinh.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh - 2

Một số trẻ sơ sinh có biểu hiện chậm chạp, không chịu bú, mẹ nên lưu ý đến nguy cơ mắc bệnh vàng da ở con. Ảnh minh họa

3. Biểu hiện của bệnh vàng da

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, da và lòng trắng của mắt sẽ có màu vàng. Màu vàng xuất hiện đầu tiên trên mặt và ngực của bé, thường từ 1 đến 5 ngày sau sinh.

Trẻ có nồng độ bilirubin cao có thể có các biểu hiện sau:

- Tình trạng vàng da nghiêm trọng

- Phản ứng chậm chạp, không bú tốt

- Hay gắt gỏng, dễ bị kích thích

- Hay cong lưng

- Khóc ré lên thất thanh

Mức bilirubin quá cao có thể gây nguy hiểm. Hãy gọi bác sĩ ngay nếu con bạn có một trong các biểu hiện bên trên.

4. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chuẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho bé cũng như hỏi bạn một vài câu về sức khỏe của bạn và của bé. Ví dụ bác sĩ sẽ hỏi xem mẹ và bé có nhóm máu khác nhau hay không?

Bác sĩ có thể sẽ đặt một thiết bị trên da của bé để kiểm tra nồng độ bilirubin hoặc xét nghiệm máu để xem bé có cần dùng biện pháp chữa trị hay không?

Ngoài ra nếu bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng vàng da ở bé là do một vấn đề sức khỏe nào đó gây ra, họ có thể tiến hành thêm một số kiểm tra khác nữa.

5. Bệnh vàng da được chữa trị như thế nào?

Trẻ sẽ phải được chữa trị nếu như nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ được đặt dưới một loại ánh sáng huỳnh quang để điều trị bệnh vàng da. Phương pháp này được gọi là quang trị liệu.

Da hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi bilirubin để cơ thể dễ dàng đào thải hơn. Việc điều trị thông thường được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng đôi khi trẻ sơ sinh cũng có thể được điều trị tại nhà.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh - 3

Phương pháp chiếu sáng huỳnh quang để điều trị bệnh vàng da cho trẻ. Ảnh minh họa

Đừng cố gắng tự điều trị vàng da cho trẻ bằng việc cho trẻ tắm nắng hoặc ở gần cửa sổ. Việc sử dụng ánh sáng chuyên dụng cũng như kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh là rất cần thiết để điều trị vàng da cho trẻ một cách an toàn.

Nếu như bệnh vàng da là do một vấn đề sức khỏe gây ra, trẻ sẽ cần được can thiệp bởi một số biện pháp điều trị khác. Ví dụ nếu trẻ bị vàng da nghiêm trọng do RH không tương thích, trẻ có thể sẽ cần truyền máu.

6. Cha mẹ cần làm gì để giúp bé?

Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện sát sao các công việc sau:

- Nhìn sát vào da bé để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để chắc chắn rằng da đang dần trở về màu bình thường. Nếu như da trẻ quá sậm màu, hãy chú ý đến lòng trắng trong mắt bé.

- Cho bé làm các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ

- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi

Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giảm hiện tượng vàng da ở trẻ là cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cho con bú đầy đủ giúp giảm tình trạng bệnh - 4

Cho con bú đầy đủ là cách tốt nhất để làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa

- Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, trong 24 giờ nên cho con ăn khoảng 8 đến 12 lần

- Nếu bạn cho bé ăn bằng sữa công thức, hãy theo dõi sát sao để đảm bảo cho bé ăn đủ (trong 24 giờ nên ăn khoảng 6 đến 10 lần)

Nếu bạn không chắc chắn là bé đã được ăn đủ sữa chưa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia để được tư vấn.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị được nếu như có sự can thiệp sớm từ phía gia đình và các bác sĩ. Vì thế, các mẹ không nên quá lo lắng.

Theo Mỹ Anh (Dịch theo Webmd) (Khám Phá)
Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • nước uống đóng bình
  • nước uống đóng bình tphcm
  • xưởng may quần jean
  • giá sỉ quần jean
Cô bé lớp 9 được thưởng 500 triệu nhờ ý tưởng chống xâm hại tình dục trẻ em Bố soái ca mẹ kiều nữ, hỏi sao con trai Ngọc Lan - Thanh Bình lại đẹp như thiên thần
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bố soái ca mẹ kiều nữ, hỏi sao con trai Ngọc Lan - Thanh Bình lại đẹp như thiên thần
Nữ diễn viên chỉ toàn tâm toàn ý làm "bò sữa" trong công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ còn mọi việc chăm sóc con, thay bỉm, tắm cho bé... đều do một tay ông xã Thanh Bình thực hiện.
[Chi tiết...]
Con nhỏ mắc bệnh vì thói quen giặt quần áo sai cách, đảm bảo 90% mẹ Việt mắc phải
Những thói quen của mẹ tưởng chừng tiết kiệm thời gian và vô hại nhưng để lại hậu quả khó lường cho sức khỏe trẻ nhỏ.
[Chi tiết...]
Bé trai bị mù vĩnh viễn chỉ vì nghịch thứ này có trong gói đồ ăn vặt
Từ tai nạn đáng tiếc của bé trai dưới đây sẽ là bài học cảnh tỉnh cho các bà mẹ cần vứt ngay thứ này đi trước khi cho con ăn kẹo.
[Chi tiết...]
Xinh đẹp thế này nhưng Á hậu Trung Quốc vẫn bị bạn trai chối bỏ khi mang bầu
Cựu Á hậu Trung Quốc Triệu Triết Dư bị bạn trai chối bỏ khi mang bầu nhưng mạnh mẽ trở thành một bà mẹ đơn thân nuôi con nhỏ, bỏ qua lời dị nghị của dư luận.
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • áo thun nam đẹp
  • tour bãi nhỏ cù lao xanh
  • quần áo nữ
  • cách tính size quần áo nữ
  • quần jean nữ
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • kiểu nhà cấp 4
  • shop giày lười
  • ao vest nam
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay: JeanTienMai   -  Cân Nguyên Hùng
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG