Dưới đây là vài gợi ý của Parenting giúp bạn giảm volume của bé.
Đừng quát mắng khi bé la hét. Ảnh: Sfgate.
Đừng quát mắng trở lại: Mỗi gia đình chỉ nên có một cái loa, vì vậy hãy giữ cho giọng nói của bạn mềm mại và bình tĩnh. Bé luôn có xu hướng bắt chước, dần dần bé sẽ áp dụng giai điệu của bạn.
Chấp nhận sự giúp đỡ. Đừng ngại, công việc của bạn là trở thành người mẹ tốt nhất mà bạn có thể, và điều đó có nghĩa là đôi khi bạn cần phải nhờ người khác giúp đỡ. Bạn có thể để bố hay ông bà bế bé ra ngoài trước khi bạn nổi cáu và mất bình tĩnh.
Để ý các tình huống bé la hét: Bạn nên quan tâm bé la hét thường xuyên hay chỉ ở những thời điểm nhất định, như lúc đói, buồn chán., hay mệt. Phần lớn các bé dưới một tuổi la hét bởi vì không nói được. Bạn có thể giúp đỡ bé bằng cách diễn lại từ bé muốn nói. Nếu bé rít lên khi đang loay hoay trong xe tập đi, bạn hãy hỏi bé: “Con muốn ra ngoài phải không” và lấy tay làm hiệu bế bé ra. Khi bé chọn những tín hiệu này và học cách truyền đạt những gì bé cần, bé sẽ có ít lý do để la hét.
Đừng nhìn bé chằm chằm Bạn không cần phải quá lo lắng bởi giai đoạn la hét của bé sẽ không kéo dài mãi mãi đâu.
Ngoài ra, khi em bé la hét để vòi vĩnh một thứ gì đó mà bạn không đồng ý, bạn có thể đánh lạc sự chú ý của bé bằng cách bế bé ra một không gian khác hay chính bạn cũng giả vờ mè nheo như bé, bé mải nhìn bạn mà quên mất mục đích khi la hét của mình…
Kim Kim