tã giấy giúp các mẹ đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc con. Tuy nhiên, đó cũng chính là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bé bị hăm tã.
Hầu hết các ông bố bà mẹ thường rất tin tưởng vào sự thấm hút của các loại tã giấy, tuy nhiên không phải ai cũng tìm hiểu sâu về chất liệu cũng như cách dùng tã hiệu quả và an toàn. Làn da của bé, nhất là bé dưới 24 tháng tuổi, rất mỏng manh, các cơ chế bảo vệ của da bé cũng còn rất non yếu và khả năng chống lại vi khuẩn cũng như chất độc hại trong môi trường rất kém. Vì vậy, khi bố mẹ không thay tã thường xuyên cho bé, các enzyme trong chất thải sẽ có cơ hội tiếp xúc với da bé lâu hơn, gây tổn thương bề mặt da và dễ dàng dẫn đến hăm tã.
Ngoài sự thấm hút tốt, bố mẹ cũng cần chú ý đến sự mềm mại của chất liệu tã. Việc quấn tã liên tục cho bé khiến da bé liên tục cọ xát với tã. Nếu chất liệu tã thô ráp, sự ma sát mạnh thì da bé dễ nổi mẫn đỏ, trầy xướt và cũng dễ bị hăm tã.
Làn da mỏng manh của bé có nguy cơ bị hăm tã nếu mẹ không chăm sóc bé đúng cách. Ảnh minh họa. |
Nghiên cứu của giáo sư Krafchick, Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto, Canada đã cho thấy có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trang hăm tã trong năm đầu đời, nhất là ở giai đoạn 6-9 tháng tuổi. Tuy nhiên, do hăm tã diễn tiến qua 5 cấp độ với những biểu hiện ban đầu như da căng nhẹ hay ửng đỏ, rất khó nhận biết nên mẹ chỉ phát hiện ra khi tình trạng đã trở nên nghiệm trọng. Khi không được phòng ngừa và chữa trị đúng cách, bệnh sẽ ngày một ảnh hưởng xấu hơn tới sức khỏe của trẻ. Cảm giác ngứa rát khiến bé hay cáu gắt và khóc quấy hơn, nghiêm trọng hơn nữa thì bé biếng ăn dẫn đến sụt cân…Cả mẹ và gia đình vì thế sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chăm sóc bé.
Dùng thuốc mỡ là cách đơn giản để phòng và trị hăm tã cho bé. Ảnh minh họa. |
Hăm tã có thể bắt nguồn từ chiếc tã. Song nguyên nhân thật sự gây nên tình trạng này là thói quen sử dụng tã chưa đúng cách của bố mẹ. Đối với hăm tã, bố mẹ phải chú ý nguyên tắc "phòng ngừa hơn chữa trị" với phương pháp thực hiện khá đơn giản:
- Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.
- Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với chất gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.
- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ cần vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và thoa thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã gồm mông, bộ phận sinh dục bé và nhất là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
Cha mẹ có thể tìm hiểu công dụng của thuốc mỡ chống hăm tã tại đây. |
Vì sử dụng thường xuyên nên bố mẹ cần chọn loại thuốc mỡ an toàn cho da bé. Ngoài tác dụng hiệu quả đối với hăm tã thì sản phẩm phải có thành phần tự nhiên để không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Theo các chuyên gia nhi khoa, bố mẹ nên chọn loại thuốc mỡ chứa Dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) và Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu). Hoạt chất Lanolin, giúp tạo hàng rào bảo vệ không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân, trong khi Dexpanthenol giúp dưỡng ẩm và mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé, giúp phòng ngừa hăm tã hiệu quả. Loại thuốc mỡ này có thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản nên có thể sử dụng trong thời gian dài cho bé.
Để cập nhật những kiến thức và phương pháp giúp làn da của bé luôn mịn màng, khô thoáng và an toàn cả ngày, cha mẹ có thể tham khảo Fanpage Hơi thở cho làn da bé tại https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe. Bên cạnh đó, tham gia cuộc thi ảnh cùng tên trên diễn đàn dành cho mẹ và bé từ ngày 4/9 đến hết ngày 1/10, cha mẹ có cơ hội nhận những phần quà hấp dẫn. Thông tin về cuộc thi, xem tại đây. |
Ngọc Bích