Sinh ra đã "ngậm thìa vàng" nhưng bé Connor được cha mẹ là vợ chồng siêu mẫu Lan Khuê và doanh nhân John Tuấn Nguyễn đã nuôi nấng và giáo dục rất sát sao.
Theo đó, khi có mẹ là siêu mẫu, bố là doanh nhân, cháu nội của một gia tộc giàu có nhất nhì tại Việt Nam, thông tin Connor chào đời cũng hoàn toàn được giữ kín kẽ nhất có thể.
Những thông tin Connor lúc sơ sinh hoàn toàn được giữ kín.
Trong suốt những năm đầu đời của con, Lan Khuê chọn giấu mặt Connor bằng cách sử dụng icon che mặt hoặc tránh chụp góc chính diện. Cô giải thích: "Tôi cởi mở về việc chia sẻ quá trình, cùng những trải nghiệm làm mẹ. Những hình ảnh cột mốc hay chuyến đi chơi đầu tiên của Connor mới đây, tôi đăng tải một số hình ảnh chừng mực. Còn cởi mở hơn nữa, tôi nghĩ là không. Tôi muốn con lớn lên có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác, không bị áp lực từ sự nổi tiếng của ba mẹ".
Mãi cho đến năm Connor 3 tuổi, hình ảnh đầu tiên lộ diện toàn bộ gương mặt của cậu quý tử mới được công bố. Connor được nhận xét giống bố doanh nhân y đúc, tuấn tú và thông minh.
Gia đình siêu mẫu Lan Khuê
Không chỉ bảo vệ con trước sự soi mói của dư luận, với truyền thông, Lan Khuê và John Tuấn Nguyễn còn cho mọi người thấy cũng rất theo sát từng bước trưởng thành của con trai. Dù là người bận rộn, nam doanh nhân vẫn dành thời gian nhiều nhất có thể cho con trai, anh cùng bé đọc sách, tập xe đạp, đi du lịch khám phá thế giới...
Có lần chính Lan Khuê vui vẻ tiết lộ một clip cho thấy chồng doanh nhân đích thân hộ tống con trai Connor đi học võ. Không chỉ thế, ông bố doanh nhân còn cẩn thận nán lại xem kĩ cách con trai tiếp thu môn học như thế nào. John Tuấn Nguyễn đứng từ xa ngắm nhìn con trai thể hiện từng động tác, anh bật cười hãnh diện khi Connor kiên cường đứng lên học tiếp dù bị bạn quật ngã.
Chồng Lan Khuê mỉm cười hãnh diện khi Connor kiên cường đứng lên học tiếp dù bị bạn quật ngã.
Lan Khuê cũng rất tỉ mỉ trong việc nuôi con. Cô dành thời gian tập cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, nấu những món ăn ngon bổ dưỡng cho quý tử như ruốc cá hồi, chà bông tôm, tàu hũ yến mạch... Từ tháng thứ 2, bà mẹ siêu mẫu đã tập cho con ngủ xuyên đêm. Bé Connor bị chàm do mang gen gene viêm da cơ địa dị ứng nên Lan Khuê đã rất vất vả chạy chữa.
"Dù ba mẹ có kỹ cỡ nào, cách ly mọi tác nhân gây kích ứng cho trẻ thì cũng chỉ có thể trì hoãn hoặc giảm nhẹ chứ không thể tránh được", Lan Khuê cho biết. Mất 3 tháng giữ gìn cẩn thận, thử nhiều loại thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ, Lan Khuê mới thành công chữa dứt điểm bệnh chàm cho con trai.
Lan Khuê tự tay chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con
Ở tuổi lên 3, quý tử nhà Lan Khuê bộc lộ nhiều tài năng và cá tính. Chẳng hạn như cậu bé tự phối quần áo trong ngày đầu tiên đến trường và được nhận xét là có gu. Ngoài ra, Connor tự cảm thấy bản thân đã lớn nên không muốn được gọi bằng bé.
Lan Khuê "dở khóc dở cười" chia sẻ: "Connor lớn rồi. Connor không cho mọi người gọi là "bé", "em bé", "cục cưng", "khỉ con" nữa. Connor bắt mọi người phải gọi là Connor. Chỉ Connor thôi không được thêm cũng ko được bớt 1 chữ". Vợ chồng Lan Khuê chủ trương tôn trọng ý kiến của con, rèn tính tự lập cho bé từ sớm.
Vợ chồng Lan Khuê chủ trương tôn trọng ý kiến của con, rèn tính tự lập cho bé từ sớm.
Một đứa trẻ dù sinh ra trong điều kiện tốt nhất thì vẫn rất cần sự đồng hành của cha mẹ. Đó là những người không chỉ chăm sóc bé mà còn là người chỉ dẫn, định hướng giúp con phát triển tốt, lớn lên dễ trở thành con người xuất chúng.
Muốn vậy, cha mẹ cần nhớ những điều sau khi dạy con:
Thúc đẩy con chơi theo sở trường
Thần đồng cờ vua Magnus Carlsen, người Na Uy có khả năng độc đáo là vô cùng kiên nhẫn giải các câu đố và cấu trúc Lego phức tạp từ khi còn nhỏ. Cha của Carlsen nghĩ những kỹ năng này sẽ rất có ích cho cờ vua, vì thế đã giới thiệu trò này đến con. Đó là bước đệm đưa Carlsen đến các giải đấu cờ vua và thành công sau này.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có kỹ năng nổi trội hơn trong một số lĩnh vực so với trẻ khác. Có trẻ mạnh về không gian, như khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Hoặc có trẻ có năng khiếu về toán học và có thể phân tích các vấn đề một cách logic, khoa học... Là cha mẹ, luôn để ý năng khiếu bẩm sinh của con và giúp con phát triển dựa trên tài năng bẩm sinh này.
Tạo ra nền văn hóa phấn đấu và xuất sắc
Năm 2017, nhóm các nhà nghiên cứu người Anh đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các vận động viên "ưu tú" và "cực kỳ ưu tú". Tất nhiên, tất cả các cầu thủ bóng rổ quốc gia đều ưu tú - nhưng trong đó Michael Jordan, LeBron James hoặc Kobe Bryant, có thành tích nổi bật hơn hẳn so với những người khác.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, phần lớn các vận động viên cực kỳ ưu tú lớn lên trong những gia đình mà ở đó theo đuổi sự xuất sắc và vượt qua ranh giới luôn được kỳ vọng chứ không chỉ đơn thuần là mong muốn.
Ví dụ, thành công của Venus và Serena Williams trên sân quần vợt bị ảnh hưởng bởi môi trường vốn được tạo ra để họ vượt trội. Chính ông Richard, cha của họ là người đưa các con lên đỉnh cao thế giới quần vợt. Khi con chưa được 5 tuổi, ông bố này đã đã viết ra kế hoạch chi tiết dài 78 trang cho con gái. Và cuối cùng tạo ra hai trong số những nhà vô địch sung mãn nhất lịch sử quần vợt.
Ảnh minh họa
Khuyến khích sự tự tin
Giúp con xây dựng sự tự tin sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn sau này trong cuộc sống. Nó khuyến khích họ ước mơ lớn và ngăn không bỏ cuộc sau những thất bại. Ngay cả khi còn là những đứa trẻ, hãy luôn tin những thành tích xuất sắc nằm trong tầm tay và không chỉ dành riêng cho những người mà chúng ta nhìn thấy trên TV hoặc đọc trên tin tức.
Khi cha mẹ khuyến khích sự tự tin thay vì chỉ trích và hạ thấp thì có nhiều khả năng con sẽ đạt được thành tích cao nhất. Sự tự tin này - hay niềm tin vững chắc rằng con có thể là người giỏi nhất - là chìa khóa để đạt được sự vĩ đại.
Kiên nhẫn khi con đặt câu hỏi
Cha mẹ của những người thành công nhất luôn ưu tiên học những thứ mới. Họ dạy con cái tò mò và coi trọng câu hỏi của con.
Trong những người đạt giải Nobel từng được phỏng vấn, hầu như tất cả đều cho biết cha mẹ luôn cố gắng trả lời câu hỏi họ đặt ra ngày còn nhỏ. Và khi cha mẹ không có câu trả lời ngay lập tức, họ dạy con cách tìm kiếm câu trả lời và thường tìm kiếm sẽ tìm kiếm cùng con. Cha mẹ cũng rất chăm chỉ tìm những giáo viên, gia sư giỏi nhất để hỗ trợ con về tinh thần lẫn kỹ năng.
Khuyến khích con cạnh tranh và trau dồi
Nhiều người trong số những người đặc biệt mà tiến sĩ Kumar Mehta đã nghiên cứu và phỏng vấn lớn lên trong một môi trường cạnh tranh liên tục. Việc cạnh tranh từ khi còn nhỏ, ngay cả trong những hoạt động nhỏ như dọn phòng nhanh nhất, chơi bàn cờ giỏi nhất... khiến trẻ phải chịu những căng thẳng và áp lực, buộc chúng phải chiến thắng sau này trong cuộc sống.
Nhưng cha mẹ của họ cũng dạy họ rằng, không nên chỉ coi trọng sự cạnh tranh và kết quả, rằng việc trở nên xuất sắc không chỉ là điểm số. Nếu bạn chỉ tập trung vào kết quả mà không trau dồi thì bạn sẽ ít có khả năng làm chủ được lĩnh vực của mình.