Ngoài một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, tất cả cha mẹ đều muốn những gì tốt nhất cho con mình. Khi trẻ còn nhỏ, chúng được chăm sóc và nuôi dưỡng, được bảo vệ khỏi bị lạnh, bị đói, khỏi những nguy hiểm có thể đoán trước, những rủi ro có thể xảy ra. Cha mẹ luôn luôn chăm sóc và che chở con cái hết mức có thể.
Cha mẹ luôn luôn chăm sóc và che chở con cái hết mức có thể. (Ảnh minh họa)
Khi lớn lên, cha mẹ cố gắng và định hình những gì họ tin rằng con mình có thể trở thành. Họ vẫn thường hỏi: “Con sẽ làm gì khi lớn lên?" Như thể trong tưởng tượng của trẻ, tương lai là điều gì đó mà trẻ cần quan tâm và hướng đến theo suy nghĩ của cha mẹ.
Trẻ em cảm thấy cuộc sống của mình trở nên nổi bật bởi các mối quan tâm của người lớn: bài tập về nhà, điểm số đánh giá, bài kiểm tra, giấy chứng nhận thành tích, giải thưởng. Và, sau đó là danh hiệu công việc hay bất kì các chứng chỉ đặc biệt nào đó mà chúng luôn cố gắng đạt được.
Trong khi đó, quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi 2 luồng ý kiến: một là ý kiến từ bên trong chúng, thôi thúc chúng và hai là luồng ý kiến khác, là sự kết hợp của những gì cha mẹ mong muốn và kỳ vọng. Và cứ như vậy, trọng lượng của những kỳ vọng đến từ cộng đồng, trường học và 'thành công' cũng như bằng cấp và nghề nghiệp hay giải thưởng ngày càng trở nên quan trọng.
Ở phần lớn trẻ em, hai giọng nói này đang vật lộn, một người kéo về phía trước nói, "chúng tôi biết bạn là ai" và người bên trong nói, "Tôi ước mình có thể được nhìn thấy". Vì vậy, trong một đứa trẻ luôn tồn tại những căng thẳng giữa những gì chúng đang có và những gì chúng muốn.
Hãy để trẻ tự tìm thấy niềm vui từ trong những ước mong của chính mình
Những kỳ vọng cha mẹ đặt lên vai con cái làm chúng thấy căng thẳng. Điều này có thể được nhìn thấy khi một đứa trẻ nhìn vào khuôn mặt của cha mẹ và được giao cho một sư lựa chọn. Đó là khi trẻ nói xin lỗi ngay cả khi chúng không làm gì sai mà chỉ muốn nói ra những thứ chúng muốn làm. Mỗi lần một đứa trẻ xin lỗi đơn giản chỉ vì cha mẹ nghĩ rằng việc chúng đang làm sẽ có thể bị thất bại. Cảm giác tội lỗi phát sinh từ việc cho phép bản thân chúng đang trung thực lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm trong suy nghĩ của mình? Cảm giác thất bại phát sinh từ nhận thức rằng không làm những gì cha mẹ mong muốn là điều không tốt. Và kết quả cuối cùng, trẻ sẽ cảm thấy mất đi giá trị của bản thân.
Cha mẹ nào không muốn con mình thành công và hạnh phúc? Và sự thật là trẻ đã làm hài lòng mong đợi của cha mẹ. Chúng biết những gì chúng nên làm, những gì được yêu cầu và những gì mang lại sự khẳng định bản thân. Chúng hạnh phúc vì điều đó. Và cái chúng ta cần là một đứa trẻ dũng cảm, biết đối mặt với những thất bại và tự ra quyết định cho bản thân mình.
Hãy chắp cánh cho con chứ đừng bắt con chỉ bay trong lồng sắt với đôi cánh đã được tỉa gọn.
Hãy chắp cánh cho con chứ đừng bắt con chỉ bay trong lồng sắt với đôi cánh đã được tỉa gọn. (Ảnh minh họa)
Sự trưởng thành bắt đầu khi trẻ bắt đầu tự đưa ra quyết định của mình dựa vào logic của cha mẹ. Ví dụ, khi cân nhắc chọn trường học, một chàng trai 15 tuổi đã quyết định sống xa cha mẹ. Điều này đã khiến cha mẹ của cậu rất buồn phiền và lo lắng. Tuy nhiên, chàng trai đã đối mặt với những khó khăn, thất bại và không bao giờ cảm thấy xấu hổ về những gì mình đã trải qua.
Chia sẻ về quan điểm này, đại diện Tổ chức Giáo dục & Đào tạo Apollo Việt Nam cũng đưa ra ý kiến: “Những đứa trẻ cần học cách đối mặt với những thất bại trong tương lai. Trẻ em luôn muốn làm cha mẹ mình vui và hạnh phúc. Tuy nhiên chúng cũng cần đưa ra những ý kiến cá nhân, làm những gì chúng thực sự muốn. Thật đáng ngưỡng mộ khi cha mẹ sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt của con, tin tưởng chúng và cho phép con được là chính mình, hỗ trợ con trong những lúc khó khăn nhất. Tại Apollo English, chúng tôi hiểu và luôn tôn trọng mong muốn của những đứa trẻ. Chính vì vậy môi trường học ở đây cũng luôn được thiết kể để chạm đến gần nhất những mong muốn của trẻ.
Cha mẹ khi phải đối mặt với con trẻ thường rơi vào hai loại: một là những người không quan tâm, thờ ơ và bỏ cuộc trong việc giáo dục con cái; hai là những người luôn đưa ra bình luận về những thất bại trẻ gặp phải, đưa ra hướng giải quyết và các lựa chọn để trẻ làm theo.
Trẻ em luôn muốn làm cha mẹ mình vui và hạnh phúc. Tuy nhiên chúng cũng cần đưa ra những ý kiến cá nhân, làm những gì chúng thực sự muốn.
Sự kết hợp của hai loại trên là một kiểu cha mẹ khác, tôi gọi là “being”. Đây là những bậc cha mẹ khôn ngoan, luôn dành khoảng không gian riêng cho con cái, họ quan sát và đưa ra lời khuyên cho trẻ. Từ đó, trẻ em phát triển cái nhìn sâu sắc, chúng có thể rút ra được từ những sai lầm của mình, cũng như có khả năng chống chọi tốt hơn chúng ta nghĩ, và nhất là khi trẻ yêu cầu được tư vấn và chia sẻ những lúc chúng cảm thấy an toàn và cởi mở nhất. Vì vậy, hãy để trẻ em phát triển theo hướng chúng muốn và được là chính mình".