Mỗi bà mẹ đều nên học một khóa massage cho trẻ sơ sinh, đó là thói quen đã hình thành từ rất lâu ở các nước phương Tây. Tuy nhiên ở Việt Nam, vẫn còn có rất ít chị em thực sự chú trọng đến vấn đề này.
Các chuyên gia nhi khoa đều khuyên mẹ nên bắt đấu massage cho bé ngay khi mẹ và bé được xuất viện về nhà. Chạm vào em bé trong giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng vì nó tạo ra những kích thích lên các dây thần kinh, giúp thúc đẩy phát triển trí tuệ cho trẻ. Tiếp xúc da – da giữa mẹ và bé, massage còn có thể làm dịu cảm xúc, tăng cường tình cảm mẹ con, thúc đẩy phát triển hành vi, EQ và nhận thức của bé.
Tuy nhiên, còn có một tác dụng khác nữa rất độc đáo của việc massage cho trẻ sơ sinh mà mẹ chưa biết: Đó là giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Massage cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch và kháng bệnh. Không những thế, nó còn kích thích tiêu hóa, hấp thụ, giảm đầy hơi ruột trẻ sơ sinh.
Nếu muốn con không ốm, mẹ nên chịu khó xoa bóp cho bé mỗi ngày. Xin mách mẹ phương pháp massage 6 bước giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh.
Chuẩn bị
Hãy chắn chắn trước khi massage cho bé, hai tay của mẹ phải luôn sạch sẽ. Ngoài ra, nhiệt độh căn phòng cũng đảm bảo đủ ấm áp, yên tĩnh. Mẹ có thể bật nhạc không lời nhẹ nhàng.
Những vật dụng cần chuẩn bị thêm bao gồm: Khăn bông mềm, tã, quần áo, dầu massage dành cho trẻ sơ sinh.
Thời gian tốt nhất cho việc massage là 40 -50 phút sau khi ăn, lúc này trẻ đang có tinh thần và hoạt động khá tốt. Khi mới bắt đầu chỉ nên từ 5 – 10 phút, dần dần có thể tăng thời gian. Khi bé 3 tháng tuổi có thể massage đến nửa giờ.
1. Massage mặt
Nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ của bạn tạo hình vòng tròn nhỏ trên mặt bé, bắt đầu từ trung tâm của trán và từ từ vuốt ve sang hai bên của khuôn mặt bé. Từ trán, bạn chuyển tới má, mũi, cằm của bé. Mát-xa tai bằng cách dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của bạn day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên.
2. Massage ngực
Xoa nhẹ từ bả vai trái sang bả vai phải rồi đổi ngược lại.
3. Massage bụng
Massage bụng em bé theo chiều kim đồng hồ, cẩn thận tránh chạm vào vùng rốn của con nếu trẻ chưa rụng rốn. Cách xoa bụng này có thể giúp tăng cường khả năng bài tiết của các bé, tránh táo bón. Các chuyên gia y tế nhận xét cách này rất hiệu quả trong việc cắt nhanh cơn đau bụng và cải thiện hệ tiêu hóa cho con.
4. Massage cánh tay
Bắt đầu với tay phải của bé, dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ lên tay bé. Sau đó nhẹ nhàng vuốt dọc từ cánh tay đến cổ tay bé. Sau đó xoa bóp lòng bàn tay nhỏ và mỗi ngón tay. Đổi tay và thực hiện lại từ đầu.
5. Massage chân
Xoa nhẹ dọc hai chân bé. Nhẹ nhàng bóp đùi của bé ở đầu gối, bắp chân, và sau đó xoa bóp mắt cá chân, bàn chân và ngón chân.
6. Massage lưng
Cho em bé nằm trên giường, tay bắt đầu di chuyển từ đầu của em bé xuống massage dọc theo từ hông xuông cột sống, chú ý không chạm vào cột sống. Bàn tay và các ngón tay mẹ sau đó nhẹ nhàng xoa dần sang hai bên.