Bạn sẽ thấy hình ảnh trẻ ngậm ti giả phổ biến tại các trung tâm mua sắm, các cửa hàng, trên các chuyến bay, tại bệnh viện hay nằm yên lặng trong vòng tay của cha hoặc mẹ... Các bé trông thật dễ thương và không khóc lóc.
Tuy nhiên, nếu bạn cũng đang muốn nuôi dưỡng con mình như vậy thì núm ti giả không phải là giải pháp tốt nhất. Rất nhiều các bác sĩ nha khoa đã lên tiếng về những ảnh hưởng của nó đến trẻ.
Dưới đây là 1 số lí do:
1. Khiến trẻ lười bú mẹ
Việc sử dụng núm vú giả sớm có thể gây khó khăn cho trẻ sơ sinh khi tiếp tục bú mẹ. Núm vú của mẹ khác với núm ti giả. Một số em bé nhạy cảm với những thay đổi này. Nếu bạn khuyến khích việc sử dụng núm vú quá mức thì bé sẽ không bú mẹ nữa.
Có nhiều trẻ sẽ nghiện núm vú giả và kêu khóc khi không được đáp ứng. (Ảnh minh họa)
2. Gây ra chứng nghiện ti giả
Đối với một số trẻ sơ sinh, sự an toàn của việc ngậm núm vú khiến trẻ em trở nên nghiện nó. Chúng có thể phụ thuộc vào núm vú giả. Từ đó dẫn đến những tiếng kêu khóc ầm ĩ vào giữa đêm khi núm vú rơi ra khỏi miệng bé. Nhiều trẻ không chịu ngủ khi không được ngậm núm vú giả.
3. Nguy cơ nhiễm trùng tai giữa
Hiện nay, nguy cơ nhiễm trùng tai xảy ra ở trẻ sơ sinh đến khi sáu tháng tuổi là cao nhất. Đây là thời điểm bạn nên hạn chế sử dụng núm vú giả để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa. Hầu hết phụ huynh có con nhỏ phụ thuộc vào núm vú quá nhiều sẽ bị viêm tai giữa thường xuyên.
4. Các bệnh nha khoa
Vì bú và cắn có ảnh hưởng đến hàm, vì vậy có thể tạo ra các vấn đề nha khoa. Ngậm và cắn núm vú giả trong thời gian dài có thể khiến hàm răng của trẻ bị lệch.
>> XEM TIẾP: Mẹo cai núm vú giả cho bé cực “nhạy”