Trước khi lấy người vợ hiện tại tôi cũng từng trải qua vài mối tình nhưng đều không đến được với nhau. Sau mối tình cuối cùng với một cô giáo tiểu học tôi chuyển vào Nam công tác và quen với vợ hiện tại của mình. Chúng tôi có với nhau 2 bé, sinh sống trong Nam một thời gian thì cả nhà đưa nhau ra Bắc sống để gần gũi người thân.
Cũng trong dịp năm học mới này tôi chuyển lớp cho con từ trong Sài Gòn về Hà Nội, ngày đi họp phụ huynh đầu năm cho con tôi đã khá bất ngờ khi cô giáo chủ nhiệm của con lại chính là cô người yêu cũ năm xưa của mình.
Đúng là trái đất tròn, gặp lại người yêu cũ, bao nhiêu kỉ niệm trong tôi ùa về thế nhưng đó hoàn toàn là những kỉ niệm đẹp và tôi cũng không có một chút lăn tăn, gợn sóng nào về điều đó.
Ảnh minh họa
Chính vì thế cuối buổi họp phụ huynh tôi đã chủ động ở lại chào hỏi và gặp gỡ cô giáo của con.
- Chào em, chắc hẳn em vẫn còn nhớ anh là ai chứ?
Em có chút giật mình nhưng cũng không ngại chào hỏi lại:
- Vâng, em đã nhận ra anh ngay khi điểm danh phụ huynh học sinh trong lớp. Không ngờ trái đất thật tròn, con trai anh giờ lại là học sinh của em.
- Đúng vậy, hy vọng em có thể giúp đỡ cháu.
Qua vài phút ngắn ngủi trao đổi với cô giáo của con, tôi biết được hiện em đang làm mẹ đơn thân của một cậu con trai và cũng không kể thêm gì về cuộc hôn nhân đã qua. Thế nên tôi cũng không hỏi thêm gì mà chỉ đồng cảm, thương em vì chắc em đã vất vả lắm. Nói được vài câu chuyện em nhanh chóng xin phép ra về vì con trai đợi ở phía ngoài, sau đó cũng vội vã đi trước tôi.
Ảnh minh họa
Những ngày sau đó dù bận rộn công việc nhưng tôi vẫn luôn gắng sắp xếp thời gian đưa đón con tan học. Mỗi lần như thế tôi tranh thủ hỏi han cô giáo về tình hình của con vì tôi nghĩ rằng giữa tôi và em dù sao cũng đã từng quen biết nên dễ dàng trao đổi thẳng thắn các vấn đề của con ở trường hơn. Bên cạnh đó tôi cũng nhờ vả em chăm sóc, để tâm tới con của mình nhiều hơn khi ở trường.
Thế nhưng không ngờ những suy nghĩ nghiêm túc của tôi lại khiến vợ hiểu nhầm. Vợ thấy tôi chăm chỉ đưa đón con dù trời mưa nắng hay bận rộn công việc thì lại sinh nghi. Vì vậy sau khi vợ thăm dò và biết được cô giáo của con là người yêu cũ của tôi, em đã nổi cơn thịnh nộ cho rằng tôi vẫn còn tơ tưởng tới người yêu cũ nên cố gắng tìm cách tiếp cận.
Chính vì thế để chứng minh sự trong sạch của bản thân, tôi lại phải đồng ý với vợ rằng phải chuyển trường cho con để chúng tôi không còn cơ hội gặp gỡ nữa.
Thế nhưng tôi lại không đồng ý không phải vì không còn được gặp người yêu cũ mà cái tôi quan tâm chính là con trai mình. Con mới quen thầy, quen bạn được một thời gian lại được cô giáo dìu dắt rất kĩ càng mà giờ đây lại chuyển trường thì có phần khó khăn. Hơn hết mỗi lần con đi học về đều nói rất thích học lớp của cô và đi học cùng với bạn. Tôi không biết phải nói sao với vợ để em không bắt con phải chuyển trường nữa.
Tâm sự từ độc giả congan...
Trong thực tế có nhiều bậc cha mẹ vì lý do cá nhân hoặc vì muốn tốt cho con đều muốn chuyển trường cho con dù trẻ bắt đầu một năm học mới hay đang học giữa chừng. Tuy nhiên việc chuyển trường cho trẻ khi con vừa mới quen một môi trường mới, thầy cô và bạn bè mới, bố mẹ cần cân nhắc thật kĩ.
Theo nhiều thầy cô giáo chuyển trường cho con là cả một sự thay đổi lớn vì toàn bộ thói quen và nếp sinh hoạt của con mới được thiết lập bỗng dưng sẽ bị đổi mời. Bạn bè, thầy cô... mới có thể khiến trẻ bị trầm cảm mới hòa nhập được. Bởi trẻ đến trường không chỉ là để học chữ mà còn nhiều nguyên nhân khác mà chính bản thân trẻ muốn như lớp học đẹp, chỗ ngồi tốt, bạn tốt, thầy cô xinh... Trong môi trường ấy trẻ đã quen rồi mà phải thay đổi thì phải tập thích nghi lại từ đầu. Nhiều đứa trẻ phải chuyển trường chỉ vì mong muốn của bố mẹ thì lại càng khiến trẻ bị áp lực hơn.
Chính vì thế bố mẹ cần đồng hành, lắng nghe những ý kiến của con về việc chuyển trường, có thể tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia khi quyết định thực hiện.
Bên cạnh đó tìm hiểu kĩ ngôi trường mà bạn định chuyển cho con để xem có thực sự phù hợp với con hơn và tránh trường hợp vừa chuyển đến không ưng ý lại phải chuyển tiếp trường khác cho con. Nếu như vậy đứa trẻ làm sao có thể học hành yên ổn nếu liên tục phải thay đổi.
Nguồn: