Các bậc phụ huynh luôn mong con mình lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc, và cho rằng những gì mình làm là đúng, và chắc chắn con sẽ thích điều đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu sự phát triển trẻ em nói rằng hạnh phúc không phải là thứ bố mẹ mang lại, mà là cách bố mẹ dạy cho trẻ.
Edward Hallowell, nhà tâm lý học, tác giả của cuốn sách The Childhood Roots of Adult Happiness từng nói rằng, "Những yếu tố dự báo tốt nhất về hạnh phúc nằm ở bên trong chứ không phải ở bên ngoài".
Do đó, tầm quan trọng là bố mẹ nên giúp trẻ phát triển từ tính cách bên trong, như là công cụ bên để con có thể dựa vào trong suốt cuộc đời. Với 4 điều quan trọng bố mẹ cần dạy con, để đặt nền móng cho cuộc sống hạnh phúc của trẻ trong tương lai.
Hãy cho con một gia đình hạnh phúc
Một tổng hợp nghiên cứu tâm lý được đăng trên Business Insider cho biết, các yếu tố trong hôn nhân của bố mẹ và dự đoán về tương lai của trẻ có sự tương tác nhất định với nhau. Mối quan hệ của bố mẹ là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến cả tâm lý lẫn tính cách trong cuộc đời của con.
Nuôi dạy một đứa trẻ thành công, hạnh phúc không nhất thiết phải là gặt hái được những thành tựu để người khác ngưỡng mộ, mà chính là giúp con biết trân trọng và chia sẻ những giá trị của bản thân mình.
Muốn con đạt được thành công, hãy để trao cho con một gia đình hạnh phúc, luôn ấm áp trong tình thương, bởi đây là chiếc nôi ươm mầm giúp con tạo dựng được thành công trong tương lai.
Nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, an toàn và gắn bó, con sẽ vui vẻ khi trở về nhà.
Nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, an toàn và gắn bó, con sẽ vui vẻ khi trở về nhà. Con thường xuyên tương tác, trao đổi, hỏi han, kể chuyện với bố mẹ về mọi thứ xảy ra xung quanh.
Lớn lên trong yêu thương cũng sẽ giúp trẻ phát triển tình yêu thương của bản thân với mọi người, mọi vật và dễ dàng vượt qua những khó khăn, thử thách về sau.
Để làm được điều này, ngoài giờ làm việc bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện cùng với con nhiều hơn, không chỉ tạo sự gắn kết với con trẻ mà còn thông qua đó dạy con thêm vốn từ ngữ mới, cách nói chuyện, giải thích các thắc mắc của con, quan trọng nhất là giúp trẻ hiểu rằng trẻ đang được bố mẹ yêu thương, chăm sóc.
Dạy con biết tự lập
Edward Hallowell cũng từng nhắc nhở bố mẹ rằng, “Những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức khi lớn lên thường có xu hướng trở thành người dễ chán nản, hoài nghi và khó tìm thấy niềm vui trong cuộc sống”. Điều này cho thấy, tầm quan trọng khi bố mẹ dạy con tự lập trong hành động và chịu trách nhiệm cảm xúc của mình.
Có 3 điều quan trong là chuyên gia tâm lý Edward Hallowell nhấn mạnh cần dạy con biết tự lập đó là: Tự lập trong hành động, độc lập cảm xúc và tự lập tài chính.
Tự lập trong hành động: Trong quá phát triển trẻ sẽ học thêm kỹ năng mới và thường phải thử đi thử lại nhiều để thành công.
Ví dụ: Khi trẻ đang tập đi và té ngã nhiều lần, thay vì chạy lại bế con thì bố nên động viên con tự đứng dậy, bước tiếp về phía mình. Khi con đã tự đứng lên, bước đi về phía mẹ thành công thì bé sẽ cảm thấy thành công hài lòng với bản thân.
Theo nghiên cứu về hạnh phúc, kiểu thành công này sẽ tạo cảm giác hạnh phúc và khiến cho trẻ có thêm động lực tự để tìm sự hài lòng trong thành công từ sự nhẫn nại, kiên trì.
Dạy con biết tự lập từ bé cũng là cách giúp con sống hạnh phúc hơn khi trưởng thành.
Độc lập trong cảm xúc: Trong quá trình lớn lên, việc trẻ trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, thất vọng là điều không thể tránh khỏi. Với trường hợp này, thay vì nuông chiều hay che chở con quá mức, bố mẹ nên dạy con cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực, tự tạo sức mạnh tinh thần để có thể đối diện với những thử thách trong cuộc đời khi trưởng thành.
Tự lập trong tài chính: Mục đích trong việc dạy con độc lập tài chính là để trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, biết tích lũy hiệu quả, hình thành thói quen chi tiêu đúng đắn.
Đến khi bước vào giai đoạn trưởng thành, kết hôn, lập nghiệp và ở tuổi hưu trí, trẻ có thể đạt được trạng thái đủ đầy về tiền bạc, hoàn thành mục tiêu tự do tài chính đúng nghĩa, từ đó sống vui sống khỏe, hạnh phúc hơn.
Cùng còn rèn luyện những thói quen tốt
Nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ là quá sớm nếu giải thích cho con trẻ 1-2 tuổi hiểu về khái niệm về hạnh phúc, thay vào đó hãy cùng con rèn luyện thói quen sống lành mạnh tốt cho sức khỏe càng sớm càng tốt.
Hãy rèn cho trẻ tự làm việc cá nhân: Với thói quen này bố mẹ có thể bắt đầu rèn cho trẻ từ một, hai tuổi. Chẳng hạn như để trẻ tự xúc thức ăn, ăn uống, ngủ đúng giờ.
Khi trẻ lớn, bố mẹ có thể để trẻ tự mặc quần áo, tự gấp quần áo, đi giày dép. Một đứa trẻ có thói quen sống tự lập từ nhỏ khi trưởng thành cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Bất kể đi đâu, làm gì, trẻ cũng có thể tự lo được cho bản thân.
Cần rèn làm việc gì cho xong việc ấy: Ngày nay, rất nhiều người có thói quen "nước đến chân mới nhảy", luôn chần chừ, trì hoãn mọi việc. Để trẻ không có thói quen này, bố mẹ cần phải rèn từ sớm.
Chẳng hạn hãy yêu cầu trẻ hoàn thành bài tập vào cuối tuần, trước khi ngồi xem tivi, đi chơi với bạn bè. Đồng thời giải thích cho trẻ biết, nếu không làm mọi việc có thứ tự, khoa học thì khi về sau sẽ bị cuống quýt, gấp gáp, dẫn đến kết quả công việc không như mong muốn.
Một đứa trẻ có thói quen sống tự lập và có trách nhiệm từ nhỏ khi trưởng thành cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.
Biết làm việc nhà và phát triển tinh thần trách nhiệm: Nhiều người lớn thường vì chiều chuộng con quá mức, nên làm thay hết việc nhà cho con mà không suy nghĩ đến điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai con trẻ.
Vì vậy, mục đích không phải là để trẻ học làm một loại công việc nhà nào đó mà chính là để rèn luyện tinh thần trách nhiệm của trẻ, giúp đỡ bố mẹ trong công việc chung.
Rèn luyện cho trẻ thói quen đọc sách: Những người thích đọc sách thường biết phép tắc cư xử, tài năng và có kỷ luật tự giác. Hãy đưa trẻ đến thư viện và để trẻ chọn những cuốn sách yêu thích, bắt đầu từ những cuốn đơn giản.
Đặc biệt, bố mẹ không nên sử dụng điện thoại trước mặt con mà cần làm gương, cùng con đọc sách. Nếu bố mẹ chỉ nói mà không làm gương thì con khó lòng học được thói quen tốt.
Hãy khuyến khích trẻ tuân theo những thói quen đơn giản nhưng vô cùng hữu ích trong thời gian biểu hàng ngày, với sự kỷ luật và sự làm gương của bố mẹ.
Giữ tinh thần lạc quan, tích cực
Thực tế ngày nay, trẻ em cũng dễ rơi vào trạng thái tiêu cực bởi thất bại, lo toan. Nếu tình trạng đó xảy ra trong thời gian dài và liên tục, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tư duy, việc học và các mối quan hệ của trẻ.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ hãy chú ý rèn luyện cho trẻ lối suy nghĩ tích cực ngay từ khi con còn nhỏ. Trẻ lớn lên với suy nghĩ lạc quan sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.
Tinh thần lạc quan bắt nguồn từ gia đình, cách giáo dục của cha mẹ sẽ góp phần định hình tính cách của trẻ rất nhiều. Nếu bố mẹ lạc quan, tự tin, hài hước, thậm chí tạo ra những tình huống đối mặt với khó khăn, để cùng trẻ giải quyết theo tinh thần lạc quan. Nhờ thế mà trẻ luôn giữ một tâm thế tích cực, chịu được áp lực tâm lý, khắc phụ khó khăn.
Lạc quan đi đôi với sự tự tin. Có một học giả từng cho rằng, khi đối diện với khó khăn, lạc quan giống như bộ giáp có thể chống chọi mọi sự tấn công. Khi đối mặt với khó khăn, tự tin giống như chiếc chìa khóa, mở ra tấm lòng dũng cảm để trẻ tiến về phía trước.
Bố mẹ hãy hạn chế việc tùy tiện trút bực dọc lên con cái, không nên thể hiện sự bi quan, hạn chế mâu thuẫn trước mặt con, hãy động viên nhau sống vui vẻ để mang lại sự thoải mái cho con cái.
Trẻ lớn lên với suy nghĩ lạc quan sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.