Trẻ nhỏ luôn hiếu động nên chỉ cần một phút “ngó lơ” của cha mẹ là bé có thể gặp nguy hiểm. Một trong những tai nạn thường gặp nhất ở trẻ là tai nạn ở bàn tay. Bàn tay là giúp bé chạm, sờ, khám phá, mọi vật xung quanh mình nên nếu không cẩn trọng mọi vật xung quanh đều có khả năng gây tổn thương đôi bàn tay xinh của trẻ.
Đối với trẻ nhỏ từ 6-24 tháng, các bé như các nhà thám hiểm lần đầu ra ngoài không gian vậy. Nếu không có sự giám sát chặt chẻ của cha, mẹ, ông, bà, thì chuyện bé bị đau là không thể tránh khỏi. Trong ngôi nhà bạn tìm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm từ các loại vật dụng như: Bàn ủi, phích nước, quạt máy, ổ điện, kẹt cửa, các thiết bị điện tử, nồi cơm điện… Nên việc bạn cần trang bị có mình một số kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu là rất cần thiết. Nhằm tránh được những trường hợp cha mẹ không biết cách sơ cấp cứu hoặc sơ cấp cứu không đúng cách khiến cho tình trạng của trẻ thêm nguy kịch.
Bé bị dập ngón tay do ba mẹ bất cẩn |
Bất kỳ trong trường hợp nào thì việc đầu tiên bạn nên nhớ là cần giữ được bình tĩnh. Bạn bình tĩnh để có thể giúp bé sơ cứu tốt hơn và trấn an được tâm lý cho trẻ. Bé hoảng loạn sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc sơ cứu. Với trường hợp dập ngón tay sẽ có ba trường hợp bạn cần chú ý khi sơ cứu:
- Dập nhưng không chảy máu mà chỉ tụ máu bầm ở móng: Khi này bạn nên chườm lạnh để giúp bé đỡ đau, giảm sưng. Rồi ngay khi có thể nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra xem có gãy xương không.
- Dập chảy máu: Khi này cha mẹ tuyệt đối không dùng thuốc lá để rắc lên vết thương hoặc dùng bất kỳ loại lá cây nào đắp để cầm máu. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng vết thương. Bạn chỉ nên dùng gạc, vải sạch để băng bó vết thương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế giúp đỡ. Không nên xoa, bôi bất kỳ loại dầu, thuốc mỡ… lên vết thương.
Ngón tay bé bị sẹo bỏng trước và sau khi được phẫu thuật |