Trẻ nhỏ chưa thể kiểm soát được những nguy hiểm rình rập quanh mình nên thường xảy ra những tai nạn khiến bố mẹ xót lòng. Nếu không biết cách xử lý đúng có thể đem đến những hậu quả đáng tiếc.
Chị Xiao Hu (28 tuổi, Hải Nam, Trung Quốc) có cô con gái 1 tuổi. Vào một ngày nọ, khi chị đang bận làm việc trong phòng nên nhờ chồng chăm sóc con gái ở phòng khách. Cô con gái 1 tuổi bò quanh nhà không may đập đầu vào góc bàn, bé ngã ra đất và khóc toáng lên. Chồng chị Xiao Hu ngay lập tức bế con gái lên và an ủi, làm bước xoa dịu vết thương cho bé. Thấy con gái khóc, Xiao Hu không biết là chuyện gì xảy ra nhưng nghĩ có chồng ở bên rồi nên cũng không ra can thiệp nữa.
Về phần bé gái 1 tuổi, được bố dỗ dành nên đã nín khóc sau đó. Cảm thấy không có gì bất thường nên mọi sinh hoạt hàng ngày ông bố vẫn làm cho bé bình thường.
Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây bé gái thường cười tủm tỉm mỗi khi ngủ. Nhận thấy điều khác lạ này ở con gái, Xiao Hu đã hỏi chồng và được anh kể cho tình huống xảy ra hôm trước. Sau khi biết con gái bị dồn và ngã vào góc bàn, Xiao Hu nhanh chóng yêu cầu chồng chở con đến bệnh viện.
Theo kết quả kiểm tra từ bác sĩ, đứa trẻ bị động kinh nhẹ sau chấn thương. Hoá ra tai nạn nhỏ nhưng đầu đứa trẻ còn non nớt nên đã bị ảnh hưởng đôi chút mà gia đình không hề biết. May mắn thay, đứa trẻ vẫn được đưa đến bệnh viện kịp thời nên đang dần được cải thiện sức khoẻ.
Bác sĩ cũng tuyên dương cách hành xử của Xiao Hu và cho rằng cô đã rất quan tâm đến con gái của mình mặc dù không hề biết bé bị chấn thương.
Các bác sĩ cho biết, những cú ngã đối với trẻ nhỏ người lớn tưởng như bình thường nhưng có nhiều trường hợp thực chất lại không phải vậy. Trường hợp nặng có thể khiến các bé bị xuất huyết nội sọ. Vì vậy, cha mẹ cần có những phản ứng đúng khi thấy bé bị ngã:
1. Đừng bế trẻ lên ngay lập tức
Trước tiên hãy quan sát bé và nhìn vào nơi đứa trẻ ngã. Đó là vùng như thế nào, liệu con có thể có những vết thương hoặc gãy xương ở đâu không, con có khóc không... Sau đó mới bế con lên.
2. Nếu có một cục u trên đầu, đừng chà xát nó bằng tay
Về cơ bản, đây là hành động theo thói quen của mỗi phụ huynh, mục đích là để an ủi đứa trẻ "không sao, không sao". Trên thực tế, nếu có một khối máu tụ trên đầu của trẻ, mẹ nên đưa ngay con đến bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.
3. Hãy cẩn thận quan sát phản ứng con trong vòng một hoặc hai ngày
Nhìn vào trạng thái tinh thần, tâm trạng và chuyển động, hành vi của em bé ít nhất 2 ngày sau tai nạn. Nếu có các biểu hiện buồn ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường, nôn mửa, chảy máu tai và mũi, đừng ngần ngại, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/con-gai-cuoi-trong-luc-ngu-me-tuc-toc-dua-toi-benh-vien-nghe...Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/con-gai-cuoi-trong-luc-ngu-me-tuc-toc-dua-toi-benh-vien-nghe-bac-si-noi-ma-hoang-c32a755605.html