Sinh con đủ ngày đủ tháng là ước mong của tất cả các bà mẹ, tuy nhiên có những em bé không gặp được may mắn như vậy, vì nhiều lý do khác nhau nên chào đời sớm hơn so với thời gian dự sinh. Thậm chí có những bé chào đời trước vài tháng liền. Cô con gái Minnie nhà danh hài Mạc Văn Khoa là những em bé đặc biệt như vậy.
Cô bé sinh ra đời trước 1 tháng so với ngày dự tính của bác sĩ nên có cân nặng vô cùng ít ỏi chỉ 1,9kg. Thời điểm đó, ông bố trẻ Mạc văn Khoa từng khóc cạn nước mắt vì thương vợ thương con. Thậm chí anh tạm hoãn mọi công việc để ở nhà chăm sóc con sinh non đến gầy rộc cả người.
Mạc Văn Khoa khóc rất nhiều thời điểm vợ sinh con gái.
Chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh bình thường đã khó khăn nên chuyện chăm sóc một em bé sinh non như thế nào lại càng là một thách thức đối với vợ chồng Mạc Văn Khoa. Vậy nhưng khi nhìn vào hành trình trưởng thành của Minnie, ai nấy đều tấm tắc khen ngợi cặp bố mẹ đã làm quá tốt.
Minnie hiện tại 3 tuổi vô cùng xinh xắn, đáng yêu. Thậm chí trong một chia sẻ mới đây của nam danh hài, anh không ngừng tự hào về cô công chúa bé bỏng vì sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của chính con. Mạc Văn Khoa đã ví con gái mình như "cá chép hóa Rồng" về diện mạo cũng như các chỉ số chiều cao cân nặng.
Con gái Mạc Văn Khoa giờ xinh xắn thế này, lại có chỉ số chiều cao cân nặng rất tốt.
Theo đó về cân nặng, bé Minnie nặng 15kg là số cân nặng vô cùng tốt đối với 1 đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng chứ chưa nói đến trẻ sinh non. Bởi theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO thì cân nặng trung bình của trẻ em gái 3 tuổi là từ 13 đến 15 kg.
Không chỉ xuất sắc về cân nặng mà chiều cao Minnie còn gây ngỡ ngàng hơn. Theo đó chiều cao trung bình của trẻ em gái 3 tuổi là khoảng 95,1 cm, tuy nhiên con gái Mạc Văn Khoa cao vượt trội tới 99cm.
Không chỉ cô bé Minnie nhà Mạc Văn Khoa mà trong showbiz Việt cũng có rất nhiều em bé chào đời sinh non nhưng ở thời điểm hiện tại, chiều cao, cân nặng và vóc dáng khiến ai nấy phải ngỡ ngàng.
Bé Lisa nhà Hà Hồ sinh non và phải nằm thở máy. Giờ đây cô nhóc xinh xắn, đáng yêu khuấy đảo mạng xã hội.
Con gái Khánh Thi cũng từng phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt.
Con trai Phan Đinh Tùng sinh sớm 3 tuần và gây náo loạn bệnh viện khi gặp tình huống nguy cấp.
Qua đó có thể thấy sinh non khiến cho đứa trẻ gặp nhiều thiệt thòi hơn so với bạn đồng lứa, tuy nhiên nếu bố mẹ biết cách chăm sóc và quan tâm tới con nhiều hơn, đứa trẻ vẫn có thể phát triển tốt, thậm chí là vượt trội so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng.
Sau đây là những hướng dẫn giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé thiếu tháng tốt nhất.
Môi trường thích hợp cho trẻ sinh non
Do hệ thống miễn dịch của bé thiếu tháng còn yếu nên mẹ cần dọn vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc có hại đến sức khỏe của bé.
Mẹ cần chú ý đảm bảo bé luôn được giữ ấm. Nhiệt độ cơ thể của bé cần rơi vào khoảng 36,5 – 37 độ C.
Với bé sinh non từ 2 – 2,5kg mẹ nên để nhiệt độ phòng trung bình từ 27 – 28 độ C. Với bé sinh non từ từ 2 – 2,5kg, nhiệt độ phòng trung bình là 27 – 28 độ C. Với bé sinh non từ 1,5 – 2kg mẹ nên để nhiệt độ phòng 30 – 32 độ C. Đặc biệt, các bé sinh non dưới 1,5kg cần phải ở trong phòng ấm với mức nhiệt độ khoảng 33 – 35 độ C.
Cách bảo vệ trẻ sinh non khỏi nhiễm trùng
Bé sơ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 khi nhiều người bị cảm lạnh. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng bố mẹ nên tuân thủ các điều sau:
- Không cho bé tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng.
- Không để bất cứ ai hút thuốc ở gần bé.
- Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn.
- Vệ sinh đồ chơi, phòng ốc sạch sẽ.
- Tiêm chủng cho bé theo lời khuyên của bác sĩ.
Thời gian ngủ của trẻ sinh non
Vì bộ não của bé sinh non chưa phát triển đầy đủ nên bé sẽ ngủ nhiều hơn bình thường và các giấc ngủ thường ngắn hơn. Bố mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Dinh dưỡng cho trẻ sinh non
Sữa mẹ vô cùng quan trọng với bé sơ sinh vì nó có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sinh non, bé sơ sinh không thể bú sữa mẹ trực tiếp.
Hầu hết các bé chào đời từ 25-29 tuần tuổi thai, được cho ăn bằng cách truyền tĩnh mạch hoặc bằng ống. Vì vậy, nếu mẹ muốn cho bé bú sữa mẹ thì nên thông báo với bác sĩ và y tá ngay sau khi sinh. Sau đó mẹ có thể bắt đầu dự trữ sữa bé để chờ bé sẵn sàng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra hệ thống tiêu hóa của bé để xác định khi nào bé có thể bắt đầu ăn sữa mẹ.
Một khi hệ thống hô hấp của bé ổn định thì bé có thể bắt đầu bú mẹ. Hầu hết các bé chào đời từ 35 đến 37 tuần đều có thể bú mẹ trực tiếp.
Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt, vitamin vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Bổ sung chất sắt là phương pháp điều trị điển hình cho tất cả trẻ sơ sinh non.
Lúc đầu, đa phần các bé sinh non cần bú mẹ từ 8-10 lần mỗi ngày. Mẹ không được để bé bị đói quá 4 giờ vì sẽ gây ra tình trạng mất nước. Nếu bé giảm hoặc ngừng tăng cân thì mẹ cần thông báo với bác sĩ.
Bé sinh non có thể ăn dặm từ 6 tháng tính từ ngày sinh dự kiến (không phải ngày sinh thực tế). Do hệ thống tiêu hóa của bé cần nhiều thời gian để phát triển hoàn thiện.