Chị A Linh hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Trung Quốc, gần đây chị chia sẻ về câu chuyện của mình trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Trước khi đi ngủ, con trai đột nhiên nói: Mẹ ơi, lớn lên con sẽ cưới An An.
Lúc đầu cũng hơi buồn cười, nhưng suy nghĩ một lúc, chị hỏi con: Con mới 5 tuổi, con có biết hôn nhân là gì không?
Con trai: Con biết rồi! Lấy nhau là sống với nhau như bố con rồi sinh con đẻ cái.
Chị A Linh: Vậy con đã sẵn sàng chưa? Sau khi học mẫu giáo, con và An An có thể học ở các trường tiểu học khác nhau.
Con trai: Con đã hẹn với An An, khi lớn lên chúng con sẽ kết hôn.
Chị A Linh vốn dĩ luôn cảm thấy con trai mình còn rất nhỏ, cậu bé chỉ mới 5 tuổi và còn chưa tốt nghiệp mẫu giáo. Quan hệ với An An tốt, có nghĩa là hai đứa trẻ có tính cách và sở thích giống nhau, và chỉ là bạn tốt. Vì vây, chị không ngờ con trai mình lại có ý muốn cưới An An.
Thực tế, khái niệm "thích" và "yêu" của những đứa trẻ ở giai đoạn này rất đơn thuần, tình bạn giữa những đứa trẻ không bị pha trộn bởi bất kỳ lợi ích nào, mà chỉ dựa trên tiền đề là "hạnh phúc". Ngược lại, chính sự dồn nén hỏi han của bố mẹ có thể sẽ khiến trẻ có đôi chút choáng ngợp và rơi vào suy nghĩ trầm hơn.
Bố mẹ có thể trau dồi kiến thức về giới tính, kỹ năng giao tiếp và quan điểm tương lai của trẻ em về lựa chọn bạn đời và hôn nhân. Có thể nhiều phụ huynh cho rằng thời điểm còn quá sớm, chưa thể định hình được cuộc sống tương lai, làm sao có thể tiếp thu nhiều kiến thức như vậy?
Nhưng trên thực tế, cần phải trau dồi càng sớm càng tốt, đặc biệt là kiến thức về giới tính. Dù là trai hay gái, trẻ em đều phải được dạy cách tự bảo vệ mình, đồng thời học cách quan tâm và tôn trọng người khác. Phổ cập giáo dục giới tính sớm thực sự rất hữu ích cho trẻ em khi bước vào tuổi dậy thì và có thể ngăn trẻ phạm sai lầm vì tò mò.
Còn về kỹ năng giao tiếp, đó là kỹ năng phải học trong suốt cuộc đời. Mẹ có thể hỏi con: Tại sao con thích cô bé ấy? Tại sao con muốn kết hôn với cô ấy? Tin tưởng vào vấn đề này, đứa trẻ sẽ vui vẻ chia sẻ, và bố mẹ nên lắng nghe cẩn thận để xem lý do nằm ở đâu.
Trong cuộc sống sau này trẻ không chỉ gặp người mình thích mà còn gặp người mình không thích, nên dạy con biết cách hòa đồng với mọi người, sau này khi con bước ra xã hội và bắt đầu đi làm, đây sẽ là tiền đề để trẻ dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Đối với việc lựa chọn bạn đời và hôn nhân, trẻ em nên được dạy hiểu một sự thật gánh vác trách nhiệm của bản thân, đồng thời bảo vệ những người xung quanh. Tất nhiên, bố mẹ cũng nên cung cấp cho con một môi trường sống ấm áp và hài hòa, bởi vì rất nhiều nguyên tắc hòa hợp với người khác được học từ bố mẹ.
Vậy cụ thể bố mẹ nên làm gì nếu trẻ có dấu hiệu "yêu sớm" hay tò mò về tình yêu, giới tính? Chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ có thể tham khảo 3 bước sau đây, điều này giúp bố mẹ có thêm cơ hội hiểu con cũng như dạy con những bài học, kỹ năng phù hợp theo độ tuổi.
Tìm hiểu tại sao
Một chuyên gia tâm lý nổi tiếng cho biết, khi một đứa trẻ nói về việc muốn kết hôn hoặc có một tình yêu nhỏ, bố mẹ nên cảm ơn, bởi điều đó có nghĩa trẻ đang phát triển nhanh về nhận thức.
Ít nhất tại thời điểm này, nhận thức về giới tính của trẻ rất mạnh mẽ và biết rằng chỉ có khác giới mới có thể thích nhau. Suy cho cùng, đây cũng là bản tính của trẻ nhỏ, bố mẹ nên nhân cơ hội này giáo dục con.
Những đứa trẻ rất nhạy cảm, đôi khi trẻ cũng nghĩ ra cách để “thanh minh” cho mình. Thay vì phỏng đoán, tốt hơn là bố mẹ nên hỏi trẻ một cách nghiêm túc để xem trẻ nghĩ gì. Biết đâu sau khi nghe trẻ giải thích, bố mẹ sẽ cảm thấy câu chuyện vui vẻ và hài hước hơn.
Quan trọng nhất là biết được đứa trẻ thực sự nghĩ gì sẽ khiến bố mẹ bớt lo lắng hơn. Bởi vì hầu hết "tình yêu cún con" của trẻ em chỉ đơn giản là cảm thấy rằng bản thân muốn trở thành bạn tốt của nhau cả đời.
Thực tế, trẻ nhỏ hiện nay phát triển nhận thức về giới tính nhanh hơn.
Sửa hành vi sai
Xã hội phát triển, việc trẻ có cảm xúc với bạn khác giới không phải lạ. Tuy nhiên khi đối mặt với tình huống này, phản ứng của phụ huynh cũng khác nhau, người bình tĩnh, người chấp nhận và nhiều bố mẹ “sốc tâm lý”.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ không nên quá phức tạp vấn đề tâm lý, mà hãy chú ý nhiều hơn đến hành vi khi con tiếp xúc với bạn bè khác giới.
Ngày nay, có quá nhiều cách để trẻ tiếp thu kiến thức, việc trẻ nảy sinh những suy nghĩ không hay là điều khó tránh khỏi. Lúc này, bố mẹ nên kịp thời quan tâm đến sự hành động của con, nếu phát hiện con tiếp xúc quá gần, có hành vi không tốt thì phải kịp thời điều chỉnh.
Trẻ em có thể nắm tay, chơi trò chơi nhưng tuyệt đối không được tùy tiện đụng chạm vào cơ thể nhau. Đây là những hành vi bố mẹ nên điều chỉnh cho con.
Bố mẹ nên chú ý nhiều hơn đến hành vi khi con tiếp xúc với bạn bè khác giới.
Cho trẻ sự tôn trọng
Điều quan trọng nhất phải nói là tôn trọng cảm xúc nhỏ của trẻ. Có thể trong mắt một số bố mẹ, tình bạn lứa tuổi mẫu giáo không quá quan trọng bởi sau này khi trưởng thành trẻ sẽ tiếp xúc với nhiều người hơn. Nhưng cách suy nghĩ của trẻ lại khác, trẻ sẽ cho rằng điều đó rất quan trọng. Vì vậy, những gì bố mẹ có thể làm là tôn trọng, và không đánh đập hoặc chế nhạo con một cách tùy tiện.
Có thể thông qua cách này trẻ sẽ học được cách kết bạn tốt hơn ở trường. Bố mẹ cũng nên dành nhiêu thời gian trò chuyện để hiểu được suy nghĩ bên trong của con bất cứ lúc nào.
Mẫu giáo là giai đoạn vô tư nhất trong cuộc đời, và những cảm xúc trẻ gặp cũng là thuần khiết nhất. Vì vậy, bố mẹ không nên quá nghiêm khắc hay phóng đại hóa vấn đề, thay vào đó hãy trang bị cho con những kỹ năng, kiến thức phù hợp, giúp trẻ phát triển tinh thần, thể chất và cả trí tuệ lành mạnh hơn.
Bố mẹ cũng nên dành nhiêu thời gian trò chuyện để hiểu được suy nghĩ bên trong của con bất cứ lúc nào.