Cuộc sống chi tiêu trong gia đình tôi chưa bao giờ lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay khi từ đầu năm, công ty chồng tôi phá sản cho toàn bộ công nhân viên mất việc. Chồng tôi trước kia mức lương 70 triệu đồng/tháng đủ để chi tiêu cá nhân và cuộc sống cho nhà 4 người bao gồm mẹ chồng, hai vợ chồng tôi và con gái.
Thế nhưng hiện nay với mức lương chỉ 15 triệu/tháng của tôi không đủ trang trải. Chính vì thế từ đầu năm đến giờ tôi luôn phải thắt chặt chi tiêu trong mọi thứ. Tôi hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết, tập trung tiền vào ăn uống và học hành cho con.
Ảnh minh họa
Bao nhiêu lần tôi giục chồng đi làm vì kinh tế khó khăn lắm rồi nhưng anh không nghe. Anh chê chưa tìm được công việc mức lương mong muốn mà toàn những công việc tẻ nhạt nên chỉ ở nhà chơi loanh quanh mà đâu có biết rằng tôi chắt bóp chi tiêu sắp đến thời nghẹt thở.
Không chỉ chồng mà còn mẹ chồng tôi, bà quen kiểu lối sống phóng khoáng, ăn uống mua sắm toàn những đồ sang chảnh, đồ hiệu vì trước kia vừa có lương hưu, con trai lại vừa cho tiền. Chính vì thế sau khi con trai thất nghiệp ở nhà, thỉnh thoảng bà cứ nổi hứng lên là mua sắm vô tội vạ bằng số tiền tiết kiệm được mà không biết tiết kiệm hơn chút nào.
Tôi chẳng biết làm thế nào để nói với hai người đó thì thật may, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", cô con gái của tôi quá thông minh, tài tình đã ra tay giúp mẹ.
Hôm đó mẹ chồng tôi cũng vừa đi trung tâm mua sắm về, với mớ đồ hiệu trên tay và những đồ ăn ngon ngoài hàng bà mua sẵn về, bà nội gọi cháu gái ra phụ giúp. Đứa trẻ hiểu chuyện cũng khá choáng váng với cách chi tiêu của bà:
- Ôi bà ơi, sao bà mua nhiều thứ ngon với đẹp mắt quá.
Ảnh minh họa
- Ừ, hôm nay bà đi chơi bà thấy nhiều đồ đẹp quá nên mua. Với cả bà đãi cháu nội bà món cua hoàng đế với tôm hùm cháy tỏi này nhé. Ngon lắm, cháu bỏ ra đĩa đi.
- Ôi nhìn ngon quá bà. Nhưng bà ơi thế này thì tốn tiền lắm. Mẹ cháu bảo nhà đang không có tiền nên mình phải tiết kiệm chi tiêu mà.
- Ôi mẹ cháu toàn nói dối đấy chứ mẹ cháu đầy tiền, nó cứ giả nghèo giả khổ để bắt bà cháu mình ăn khổ đây mà.
- Không phải đâu bà, mẹ bảo bố cháu dạo này không đi làm nên không có nhiều tiền. Mình phải sống tiết kiệm để còn dành tiền làm nhiều việc khác. Hôm nay bà mua cả mớ thế này chắc hết nhiều tiền lắm.
- Đâu, bà mua có một tí sao mà hết nhiều tiền được. Ngày nào mẹ cháu cũng nói hết tiền, cho bà cháu mình ăn toàn rau với thịt rang thì làm sao mà lớn được. Bà là bà không tin mẹ cháu hết tiền đâu, mẹ cháu nói dối đó.
- Sao bà lại nói thế, sao bà không nói thẳng với mẹ cháu để rõ mọi chuyện mà bà lại nói với cháu, lúc mẹ cháu không ở đây. Bà luôn dạy cháu là không được nói xấu người khác mà sao bà lại nói xấu mẹ cháu vậy. Mẹ cháu biết được sẽ buồn lắm đấy bà. Thôi cháu không ăn nữa đâu, mẹ cháu biết được cháu ăn những món đồ sang như thế này khi nhà cháu không có tiền mẹ cháu buồn lắm nên thôi bà dùng đi.
Nói xong cô con gái của tôi đi vào phòng thật. Tôi cứ tưởng nó con nít, sẽ bị làm "mờ mắt" bởi những món ăn ngon và đồ đẹp. Vậy mà không ngờ cũng có lúc nó hiểu chuyện ghê. Cuộc trò chuyện của hai bà cháu bị tôi nghe lén được khi tôi đang ở trong phòng. Tôi theo dõi thấy mẹ chồng cũng bị "sốc" trước lời nói và hành động của cháu nội. Bà ngồi phịch xuống ghế, bần thần một lúc lâu không biết suy nghĩ điều gì.
Ảnh minh họa
Ngay hôm sau tôi đã thấy mẹ chồng mang hết mớ đồ hiệu của mình ra khỏi nhà từ sáng sớm không biết để làm gì. Chỉ tới khi bà về, bà đưa cho tôi một xấp tiền nói là dùng cho việc chi tiêu sinh hoạt trong tháng làm tôi mừng quá.
Tâm sự từ độc giả thuynguyen...
Với thời buổi kinh tế khó khăn, thắt chặt chi tiêu là điều cần thiết đối với mỗi gia đình. Việc chi tiền chỉ nên chi vào những việc cần thiết và cần hạn chế dùng vào các việc không cần thiết. Điều này cần sự đồng hành của tất cả các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, tuyệt đối tránh việc vì thiếu thốn kinh tế mà xảy ra những tranh chấp, cãi vã hay nói xấu người trong gia đình trước mặt con trẻ. Điều này gây ảnh hưởng cực kì xấu đến tâm lý và cuộc sống của đứa bé.
Đặt con vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Đối tượng mà người lớn phàn nàn thông thường không phải ai khác lại chính là người thân thiết của trẻ. Điều đó vô tình khiến trẻ phải chịu cảnh đứng ở giữa, giữa lòng tốt và sự hiếu thảo. Khi trẻ lớn lên và nhìn thế giới bằng chính đôi mắt của mình, chúng trở nên không hài lòng với cả hai bên.
Ảnh hưởng đến việc thiết lập mối quan hệ của trẻ
Satya - một chuyên gia người Mỹ chuyên về các vấn đề gia đình cho biết một người có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình của mình thì mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó rất nhiều.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của con cái, không chỉ tính cách mà còn cả quan điểm của chúng về hôn nhân. Việc cha mẹ chê bai nhau sẽ khiến con cái sợ hãi hôn nhân và các mối quan hệ thân mật, đồng thời tạo ra cảm giác mất lòng tin vào người yêu của mình, và sự ngờ vực này đủ để hủy hoại tình yêu và hôn nhân.
Ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của trẻ
Daniel Goleman đã đề cập: Trí tuệ cảm xúc là chìa khóa thành công trong cuộc sống.
Một cuộc khảo sát với 750 người giàu ở Mỹ cho thấy những yếu tố hàng đầu đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ là: tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật, chân thành với mọi người và hòa đồng với người khác. Những đặc điểm này còn được gọi là trí tuệ cảm xúc cao.
Nếu trẻ đã quen với việc nói xấu người khác, chúng có thói quen phàn nàn và luôn tìm lỗi ở người khác, dù trẻ có IQ cao nhưng EQ thấp sẽ trở thành vật cản để trẻ có được cuộc sống hạnh phúc.