Tôi năm nay 28 tuổi, là nhân viên văn phòng tại một công ty thiết kế. Dù ngoại hình của tôi được nhiều bạn bè nhận xét là ưa nhìn, nhưng vì tính cách khá rụt rè nên đến nay tôi vẫn chưa có một "mảnh tình vắt vai". Trước đây, cũng từng có vài cô gái chủ động đến tán tỉnh, tuy nhiên không phải gu tôi nên đều bị tôi từ chối. Tôi cứ lo với tiến độ này, bản thân sẽ độc thân đến già, thế nhưng nào ngờ khi mới đổi sang công ty mới được nửa năm, tôi đã quyết định kết hôn.
Vợ tôi là một người phụ nữ xinh đẹp, độc lập, giỏi giang và đặc biệt là ở cô ấy luôn toả ra một sức hút khiến ai nhìn vào cũng khó lòng cưỡng lại. Có lẽ vì như thế mà khi tiếp xúc càng nhiều, tôi đã thực sự đổ gục trước người phụ nữ này lúc nào cũng chả hay. Điều khiến nhiều người càng bất ngờ hơn, khi biết rằng cô ấy chính là sếp của tôi, và mối duyên của cả 2 cũng bắt đầu "chớm nở rồi đơm hoa kết trái" ở nơi làm việc.
Ảnh minh hoạ.
Sau khi tìm hiểu nhau, 2 chúng tôi đều cảm thấy đối phương chính là nửa kia mà bản thân đang tìm kiếm, vì thế đã không do dự xác định một mối quan hệ lâu dài và bền chặt hơn bằng cách tiến vào hôn nhân. Dù ban đầu nhiều người thân, bạn bè của tôi đều khuyên ngăn, bởi vì thấy cô ấy lớn tuổi hơn tôi. Thế nhưng tôi vẫn kiên quyết muốn nên duyên vợ chồng với người phụ nữ này.
Trước khi kết hôn, cô ấy đã thành thật cho tôi biết một bí mật, rằng cô ấy còn có một đứa con gái riêng 17 tuổi. Sở dĩ, tôi chưa từng gặp con gái cô ấy là vì con bé hiện đang du học tại nước ngoài, đến nay cũng đã gần 3 năm. Mặc dù khá bất ngờ, vì tôi không nghĩ cô ấy thế mà lại là một goá phụ. Nhưng chuyện này với tôi không là vấn đề lớn hay đủ sức nặng để khiến tôi thay đổi quyết định.
Ngày diễn ra hôn lễ, mọi chuyện vẫn tốt đẹp, tôi dọn về sống chung nhà với vợ mới cưới. Ngôi nhà do chính vợ tôi mua cách đây 5 năm. Cứ nghĩ hạnh phúc sẽ bắt đầu từ đây, thế nhưng ngay đêm chung phòng của 2 vợ chồng, tôi đã sợ hãi vội kéo vali ra khỏi nhà giữa khuya. Chuyện là cô con gái riêng của vợ tôi đột ngột từ nước ngoài trở về, khi nghe tin mẹ lấy chồng mới.
Có vẻ như con bé không muốn mẹ đi thêm bước nữa, vì thế khi thấy tôi ở trong nhà, nó đã tỏ thái độ rất khó chịu, luôn nhìn tôi với ánh mắt đầy sự căm hận, như muốn "ăn tươi nuốt sống" tôi vậy. Thậm chí còn quá đáng hơn là con bé luôn tìm mọi cách để tách tôi và vợ mới cưới ra khỏi nhau. Ngay đêm đầu tiên sau lễ cưới, khi vợ chồng tôi đang ở trong phòng riêng thì con bé liên tục gõ cửa làm phiền, kiếm cớ xa nhà lâu, lạ chỗ ngủ nên muốn ngủ với mẹ.
Vợ tôi như nhìn ra được ý đồ và suy nghĩ của con bé, lập tức bày tỏ sự không đồng tình, nghiêm giọng nói:
- Khả Hân, con năm nay mấy tuổi rồi, đã sắp vào đại học mà còn đòi ngủ với mẹ là như thế nào? Con đừng nghĩ mẹ không biết con đang muốn gì và nghĩ gì nhé! Con đã trưởng thành rồi, mẹ không muốn phải nhắc nhở quá nhiều đâu, chắc con hiểu ý mẹ mà phải không? Mẹ cần không gian riêng tư?
Ảnh minh hoạ.
Bị mẹ vạch trần ý đồ, con bé tỏ vẻ vô cùng ấm ức, đôi mắt sắc lẹm nhìn tôi. Tuy nhiên con bé không cãi lại mẹ, mà lập tức bỏ về phòng đóng cửa. Cứ nghĩ con bé đã "chịu thua" trước sự nghiêm khắc của mẹ, nào ngờ điều khiến tôi và vợ không bao giờ ngờ đến, đó là hành động rất hãi hùng của con bé vài phút sau đó.
Về phòng riêng của mình, con bé đã trút bỏ mọi sự tức giận, ức chế trong lòng bằng cách đập phá mọi đồ đạc, thậm chí còn đốt quần áo, sách vở và những thứ đồ khác. Sau khi vợ chồng tôi nghe thấy tiếng động mạnh và khói bay ra từ phòng con bé, chúng tôi đã hoảng loạn ngay lập tức chạy qua phòng con kiểm tra, cảnh tượng trước mắt khiến cả 2 thất kinh.
- Mẹ hãy nói người đàn ông này đi ra khỏi nhà mình ngay. Con không đồng ý cho mẹ kết hôn. Con không muốn có thêm bất kỳ người bố nào, ngoại trừ bố ruột. Dù bố đã rời xa thế giới này, nhưng con mãi mãi là con gái yêu quý của bố, và mẹ cũng mãi mãi là người vợ duy nhất, thuỷ chung của ông ấy.
Trước phản ứng dữ dội và tâm lý mất kiểm soát của con bé, đồng thời nhận ra sự lo lắng, rối bời trên gương mặt của vợ mình. Tôi đã ngay lập tức đồng ý sẽ dọn vali và rời khỏi nhà ngay tại thời điểm giữa đêm khuya đó, để mong có thể làm dịu cảm xúc và khiến con bé bình tĩnh hơn. Dù vợ không đồng ý, liên tục xin lỗi tôi và bảo rằng bản thân sẽ tìm cách giải quyết tốt nhất.
Ảnh minh hoạ.
Thế nhưng chính vì tôi yêu cô ấy, lo cho cô ấy nên tôi nghĩ mình cần cho vợ thời gian. Tôi biết con gái chính là hơi thở của vợ, là điều lớn lao nhất trong cuộc đời của cô ấy, vì vậy mà tôi không muốn cả 2 có khoảng cách chỉ vì sự xuất hiện của mình. Tôi sẽ chờ cho đến khi 2 mẹ con giải quyết mọi chuyện trong êm đẹp, và con bé dần mở lòng đón nhận người bố dượng này...
Tâm sự từ độc giả thanhduc...@gmail.com
Khi con cái tỏ thái độ không muốn bố mẹ kết hôn lần 2, sau khi người chồng hoặc người vợ đầu tiên đã mất, phản ứng của bố mẹ lúc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự hiểu biết và hỗ trợ cho con về mặt tinh thần.
Trước tiên, bố mẹ cần dành thời gian lắng nghe chân thành và hiểu sâu sắc những lý do mà con không muốn bố mẹ kết hôn lần 2. Con có thể đang trải qua những lo lắng, sợ hãi, hoặc cảm thấy không thoải mái với điều này. Bố mẹ nên tạo ra một không gian an toàn và không đánh giá, để con có thể chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách tự do.
Sau khi lắng nghe, bố mẹ có thể giải thích một cách rõ ràng và tận tâm lý do vì sao bản thân muốn kết hôn lần 2, và những lợi ích và hạnh phúc mà nó có thể mang lại cho cả gia đình. Bố mẹ nên mở cuộc thảo luận và trao đổi quan điểm, tạo cơ hội cho con hiểu và đưa ra ý kiến của mình. Việc này sẽ giúp con cảm thấy được coi trọng, và biết rằng ý kiến của mình luôn được bố mẹ lắng nghe, cân nhắc.
Trong quá trình này, bố mẹ cần tôn trọng quyền lựa chọn của con. Mặc dù bố mẹ có mong muốn tạo ra một gia đình mới, nhưng việc bố hoặc mẹ đi thêm bước nữa không nên bắt buộc con chấp nhận nếu con không sẵn lòng. Bố mẹ có thể thể hiện tình yêu và sự quan tâm đối với con, thông qua việc tôn trọng quyền lựa chọn của con, và cho con thời gian để tập cách chấp nhận, cũng như dần thoải mái hơn với hoàn cảnh gia đình mới.
Cuối cùng, bố mẹ cần khuyến khích con tham gia vào quá trình xây dựng mối quan hệ mới. Bằng cách tạo cơ hội cho con gặp gỡ và tương tác với người mới trong cuộc sống của bố mẹ, con có thể dần dần hiểu và chấp nhận hơn. Bố mẹ cần biết rằng, quá trình này có thể mất rất nhiều thời gian, và cần được thực hiện theo từng bước nhỏ, đồng thời bố mẹ phải luôn cung cấp sự hỗ trợ và sự an ủi kịp thời cho con trong suốt quá trình điều chỉnh và thích nghi này.
Nguồn: