7 giờ tối ngày 31/5 tại Bệnh viện Changji ở khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, một em bé đã chào đời với sứ mệnh cao cả: cứu sống cuộc sống của chị gái mình.
Chị Zhao Linjun cho biết con gái lớn của chị, bé Pan Jing được chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu vào đầu năm ngoái. Trong khi tính mạng của Pan Jing đang “ngàn cân treo sợi tóc”, các bác sỹ đã nói với vợ chồng chị Zhao rằng chỉ có máu dây rốn của trẻ sơ sinh mới có thể được dùng để điều trị và cứu sống con gái.
“Tôi phải cứu con gái tôi”, chị Zhao Linjun tuyệt vọng nói. Đôi vợ chồng trẻ đã quyết định sinh thêm một đứa trẻ nữa để cứu con gái lớn. Bé Bei Bei đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Chị Zhao Linjun quyết định sinh thêm một đứa nữa khi biết con gái lớn mắc bệnh bạch cầu cuối năm ngoái.
Các bác sỹ cho biết máu dây rốn trẻ sơ sinh ruột sẽ giúp điều trị được căn bệnh của con gái Zhao Linjun.
Đôi vợ chồng trẻ đã cố sinh kịp thêm một đứa trẻ để cứu con gái.
Bé Bei Bei đến với thế giới cùng sứ mệnh cứu sống chị mình.
Máu dây rốn của Bei Bei sẽ được dùng để cấy ghép tủy, chữa bệnh bạch cầu.
Chi phí điều trị bằng máu dây rốn lên tới nửa triệu Nhân dân tệ (tương đương hơn 1,7 tỉ VND)
Em bé mới sinh bên mẹ và chị gái.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên một cặp vợ chồng có quyết định sinh thêm con thứ để cứu cuộc sống của con đầu. Vào tháng 9 năm ngoái, cặp đôi Rob và Cindy Harris cũng đã trải qua thụ tinh ống nghiệm trong một nỗ lực sinh thêm con để cứu đứa con đầu 9 tháng tuổi của họ. Em bé bị mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và cũng chỉ có thể được cứu sống bằng việc dùng máu dây rốn trẻ sơ sinh để cấy ghép tủy xương.
Máu dây rốn là máu lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh và có chứa phôi của các tế bào gốc. Chúng có thể được điều chế để trở thành các thế bào chuyên biệt hơn và khả năng tái tạo bản sao gần như là vô hạn. Về lý thuyết, các tế bào gốc sẽ điều trị bệnh bằng cách thay thế các tế bào bị hư hỏng hoặc bị bệnh. Chúng được sử dụng trong cấy ghép tủy xương để điều trị bệnh bạch cầu.