Bé gái 7 tháng tuổi ở thành phố Đài Bắc - Đài Loan được cha mẹ đưa tới bệnh viện trong tình trạng ngất và sùi bọt mép. Người cha cho biết trước đó, đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu ốm sốt.
Các bác sĩ cho biết bé có dấu hiệu của “hội chứng rung lắc”, não bộ bị tổn thương. Lúc này, người cha mới thừa nhận để dỗ con ngừng khóc anh thường đặt bé nằm võng và đung đưa lên cao bởi khi đó bé không những nín mà còn cười rất vui.
Sau sự việc này người cha thấy vô cùng ân hận về các nuôi con của mình. (Ảnh minh họa)
Theo các bác sĩ từ Bệnh viện Nhi đồng thuộc Đại học Tô Châu (Trung Quốc) cho biết, hộp sọ của trẻ em còn khá mềm lại có những khoảng trống để não tiếp tục phát triển nên việc rung lắc có thể khiến có thể khiến não trẻ bị bầm tím, xuất huyết dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.
Thói quen lắc mạnh hay xốc bé gây tổn hại tới sức khỏe, làm tăng áp lực lên não bộ của trẻ. Biểu hiện ban đầu khi trẻ mắc hội chứng rung lắc có thể là: Nôn chớ, cáu gắt, biếng ăn, hay buồn ngủ, thường xuyên co giật. Nặng hơn thì hôn mê, các triệu chứng bất thường về thần kinh… thậm chí là tử vong. Khi trưởng thành các bé thường chậm phát triển trí tuệ, khả năng phản xạ kém.
Khi bé khóc, cha mẹ nên nhẹ nhàng vuốt ve để bé có cảm giác an toàn. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh có thói quen đung đưa lắc mạnh để dỗ dành mỗi khi con khóc. Những hành động tưởng chừng vô hại có thể để lại di chứng nặng nề cho trẻ.
Cách dỗ dành trẻ tốt nhất là ôm bé, nhẹ nhàng vuốt ve để bé có cảm giác an toàn như có mẹ ở bên.