Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Dạy con nên người bằng cách dùng ngôn ngữ tích cực

Dạy con nên người bằng cách dùng ngôn ngữ tích cực

Dạy con nên người bằng cách dùng ngôn ngữ tích cực

Đừng hạ thấp con mình khi gọi con là thằng nhà em, nó, con này... mà hãy luôn gọi con một cách tôn trọng: Bé nhà em, con em, cháu nhà em, bạn nhà em...

19/06/2014 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Ngôn ngữ là điều kỳ diệu của văn minh nhân loại, công cụ của trí thông minh, công cụ giao tiếp, công cụ để lưu kiến thức từ đời này sang đời khác. Nghiên cứu sự thay đổi về ngôn ngữ sẽ thấy cả tiến trình phát triển của loài người vì khi có thêm bất cứ một cái gì được phát minh, được tìm ra, điều đầu tiên người ta làm là đặt tên cho thứ đó.

Ngôn ngữ thể hiện trình độ văn hóa. Khi nghe một người nói, bạn cũng có thể hình dung phần nào về con người đó, từ giọng nói, cách nói, cách chọn từ, ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng giao tiếp...

Bố mẹ và mọi thành viên trong gia đình là những người thầy ngôn ngữ đầu tiên của trẻ. Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến trình độ văn hóa, sự phát triển nhân cách, tâm lý và thái độ sống của bé ngay từ khi mới ra đời. Để giúp con, bố mẹ hãy thử áp dụng những thay đổi nhỏ dưới đây xem sao:

Dạy con nên người bằng cách dùng ngôn ngữ tích cực - 1

Ảnh minh họa: Sg.theasianparent.com. 

1. Đừng dùng ngôn từ thô tục. Nên nói với trẻ “Đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán...

2. Đừng “Vâng, dạ, ạ” khi nói chuyện với trẻ. Nhiều ông bà, bố mẹ làm thế vì muốn trẻ bắt chước để cũng gọi dạ bảo vâng. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó. Cái bé cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình. Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu. Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt.

3. Đừng bắt trẻ ạ đi rồi mới cho cái này cái kia. Ạ thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao? Thế là đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo “Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”.

4. Đừng dùng những cụm từ tiêu cực như đối phó với trẻ, ăn vạ, quấy, lười học, chậm như sên... mà hãy luôn chọn từ ngữ tích cực khi nói chuyện với con, nói về con. Trẻ không phải là kẻ thù để phải đối phó. Trẻ không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình. Trẻ không lười học mà vì học theo cách không phù hợp thì trẻ làm sao thích được.

5. Đừng bàn luận hay nhận xét trẻ. “Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không... Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không? Kể cả bạn có như thế bạn cũng không thích ai nhận xét như vậy hay mang bạn ra bình luận với người khác. Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ.

6. Đừng đặt mình lên vị trí cao hơn trẻ. Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nhé”; “Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”; “Cô sẽ giúp con một tay nhé?”..., vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học. Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ.

7. Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định. Ví dụ, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”; “Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Lego là để xếp hình. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Nói to là mất lịch sự đấy con ạ”...

8. Đừng suy nghĩ tiêu cực. Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé vẽ ra ngoài hình tô màu, có thể bảo: “Chỉ hơi ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì tất cả các nét sẽ nằm gọn trong hình vẽ”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”...

Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao?

9. Đừng ra lệnh. “Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”... Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình.

Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội.

Lê Mai Hương
Giáo viên Montessori

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • giày nam hàn quốc
  • áo thun
  • ví da nam
  • áo khoác dù
Lý do bé hay nhỏ dãi Bé nghe được gì trong bụng mẹ
Từ khóa: cách nói tích cực với trẻngôn ngữ với bénói với con
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bé nghe được gì trong bụng mẹ
Bà bầu thường tránh lo lắng và không nhìn cảnh bạo lực vì sợ chúng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
[Chi tiết...]
Lời khuyên khi trẻ chậm nói
Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe và chỉ vào các bức hình, hỏi một vài chi tiết giúp trẻ hiểu và học thêm được một số từ chỉ vị trí.
[Chi tiết...]
Trẻ 0-4 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào
Trẻ 10-12 tháng tuổi có thể bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự, đưa đồ chơi cho người lớn khi nghe yêu cầu.
[Chi tiết...]
Dạy trẻ mầm non kiểu Nhật Bản
Có những điều ở trường mầm non Nhật Bản khiến tôi sau khi đưa con đến đây học choáng váng, và tôi xin chia sẻ với các bạn.
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
  • Cân điện tử
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • cân xe tải
  • tour du lịch
  • khô mực
  • váy đầm nữ
  • shop giày lười
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • giay nam
  • bán sỉ quần jean nữ
  • xưởng may quần jean nam
  • áo khoác nữ
  • xưởng may jean
  • shop quần kaki nam
  • ốc hương sống giá rẻ
  • size áo nữ
  • nha khoa
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG