Giáo dục con cái là trách nhiệm của mỗi ông bố bà mẹ, để giáo dục con tốt bố mẹ cần không ngừng học tập và rèn luyện. Trong việc giáo dục con trai và con gái, nhiều người thường cho rằng con gái dễ giáo dục hơn, trong khi 70% phụ huynh cho rằng con trai rắc rối hơn. Các chuyên gia giáo dục khuyên bố mẹ rằng, việc giáo dục con trai cần chú ý nguyên tắc "3 không, 5 có" sau:
5 "có" khi nuôi dạy con trai
Cho phép con khóc
Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, con trai khi lớn lên phải gánh vác trách nhiệm và phải chịu được áp lực. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ sẽ yêu cầu con trai không được khóc. Một khi con trai khóc, bố mẹ sẽ khiển trách và ngăn con khóc.
Thực ra, khóc là một loại xúc cảm, bất kỳ ai cũng cần trút bỏ cảm xúc của mình, và đàn ông cũng vậy. Khóc không chỉ có thể giải tỏa cảm xúc mà còn có thể giải độc, đây là một trong những nguyên nhân khiến hầu hết phụ nữ già hơn nam giới.
Vì vậy, khi con trai khóc, bố mẹ nên thông cảm cho con, nếu không sự uất ức lâu ngày không được trút bỏ sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành tâm tính cách của trẻ.
Cho phép con nghịch ngợm
Hầu hết các bé trai đều nghịch ngợm, nhưng bố mẹ thường yêu cầu con mình im lặng. Trên thực tế, đây là cách nuôi dạy con sai, bởi con trai hiếu động là vì trẻ có mong muốn tìm kiếm kiến thức, khám phá mọi thứ, nghịch ngợm có thể nâng cao nhận thức và thúc đẩy phát triển trí tuệ.
Vì vậy, bố mẹ nên tạo cho trẻ không gian và quyền được tự do làm những điều trẻ thích. Nhờ vậy mà trẻ sẽ có cơ hội và môi trường để kích thích bộc lộ những khả năng tìm ẩn bên trong trẻ.
Bên cạnh đó, con trai tuy không tinh tế như con gái nhưng con trai rất hay để ý đến cảm xúc của mình, và mong được gia đình cũng như những người xung quanh thấu hiểu.
Và các nhà tâm lý học cũng đã phát hiện ra rằng, các bé trai thực sự dễ bị tổn thương hơn các bé gái trong thời thơ ấu. Chỉ là do khả năng ngôn ngữ của con trai kém, nên quen với việc thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ cơ thể, chẳng hạn như ném đồ vật.
Trước tình trạng này, bố mẹ nên khéo léo xử lý bằng sự thấu hiểu con. Sau khi trẻ được gia đình thấu hiểu, trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, điều này sẽ khiến trẻ có trách nhiệm hơn. Tất nhiên, không phải lúc nào sự bướng bỉnh của con trai cũng có thể có những lý do chính đáng, đôi khi bố mẹ vẫn phải tùy tình huống mà xử lý.
Bản tính con trai thường nghịch ngợm, bởi vì trẻ tò mò và có tinh thần muốn khám phá mọi thứ.
Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài
Trẻ em rất tò mò về thế giới, bố mẹ có thể giúp trẻ nâng cao kiến thức bằng cách tạo điều kiện để con tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau bên ngoài. Điều này có thể nâng cao hiểu biết của trẻ về mọi thứ xung quanh, càng biết nhiều, trẻ càng có thể đối mặt với cuộc sống của chính mình với góc nhìn rộng hơn.
Trên thực tế, nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy xót, vì không thể thường xuyên đưa con đi du lịch khi điều kiện tài chính không cho phép. Nhưng đi du lịch không phải là cách duy nhất để nâng cao kiến thức cho trẻ, thậm chí việc đưa trẻ đến những nơi như thư viện, bảo tàng, nhà sách hay công viên vào cuối tuần cũng có thể cho trẻ học hỏi rất nhiều kiến thức.
Một cách khác là khuyến khích trẻ đọc sách nhiều hơn, bố mẹ hãy sẵn sàng chi tiền cho lĩnh vực này, khoản đầu tư đó là hoàn toàn có lợi và vô hại. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, việc bố mẹ cung cấp cho trẻ nhiều góc nhìn hơn để nhìn thế giới theo hoàn cảnh của chính gia đình mình, là điều rất có ý nghĩa đối với sự trưởng thành của trẻ.
Khuyến khích trẻ kết bạn
Ngoài người thân, điều quan trọng nhất trong sự trưởng thành của mỗi người là bạn bè. Vì vậy, việc khuyến khích trẻ kết bạn là vô cùng cần thiết, và đừng bao giờ tù chối khoản "lợi nhuận" này.
Khuyến khích trẻ đi chơi với bạn bè và làm những điều các con thích ở độ tuổi này, khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ càng thấy rằng niềm hạnh phúc do tình bạn mang lại là rất quan trọng.
Những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp sẽ không chỉ khiến cuộc sống của trẻ thú vị và nhiều "màu sắc" hơn, mà còn giúp trẻ phát triển trong hành trình trưởng thành về sau, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng đối nhân xử thế, xử lý tình huống và xây dựng các mối quan hệ xã hội bền vững.
Các kỹ năng, tính cách của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể khi vòng bạn bè ngày càng rộng hơn.
Khuyến khích trẻ chơi thể thao
Trong quá trình lớn lên của trẻ, thể chất cũng là quan trọng nhất, việc đầu tư cho sức khỏe của trẻ là vô cùng cần thiết. Cung cấp cho trẻ những thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Đồng thời cũng phải tạo cho trẻ thói quen vận động, không thể "tiết kiệm" khoản "đầu tư" cho lĩnh vực này. Việc phát triển sở thích về thể thao và gắn bó với nó khi chúng còn nhỏ là rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Nhiều bố mẹ đã đăng ký cho con tham gia các lớp bóng đá khi con còn học tiểu học, mục đích chính không chỉ là để con có một thân hình đẹp, mà còn tăng khả năng chống bức xúc và ý thức tập thể của con.
Là bố mẹ, điều thích nhất là con lớn lên lạc quan, vui vẻ và khỏe mạnh, có thể đối mặt với khó khăn mà không sợ hãi, có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống và nhận ra giá trị của bản thân.
Để giúp con đạt được điều đó, bố mẹ sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho con. Cuối cùng, hiệu suất của trẻ trong tương lai sẽ khiến bố mẹ cảm thấy rằng, những nỗ lực hiện tại là đáng giá.
3 "không" khi nuôi dạy con trai
Hạn chế cằn nhằn
Khi trẻ mắc lỗi, một số bà mẹ sẽ cố gắng làm một người mẹ phải lẽ, kiên nhẫn nói chuyện với trẻ, cố gắng để trẻ hiểu được phần nào sự giáo dục về những điều đúng đắn thông qua ngôn ngữ.
Nhưng thực tế, cũng có nhiều bà mẹ thường nói rất nhiều để ép con trai đi theo "con đường" được định sẵn của mình, nhưng cuối cùng không những không có hiệu quả mà còn phản tác dụng. Vì điều này nên hầu hết các cậu con trai cho rằng mẹ quá cằn nhằn và không tôn trọng những lựa chọn riêng của con.
Điều cần tránh số một trong việc nuôi dạy con trai là cằn nhằn, áp đặt. Đối với các bé trai, việc giảng dạy bằng lời nói không bao giờ có tác dụng bằng hành động. Sự cằn nhằn có thể dành để nuôi con gái, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp dễ đồng cảm hơn đối với con gái. Những nhận thức của một cậu bé về một thứ là cốt lõi của sự trưởng thành thông qua hành động.
Cằn nhằn về những điều mà con sợ, hoặc không muốn làm không khiến con trai có động lực. Hầu hết những đứa con trai được nuôi dạy theo cách này, đều khó tập trung vào việc thực hiện một thứ, và không dám đột phá.
Vì vậy, hãy nuôi dạy con trai bằng phương pháp nói ít hơn và hành động nhiều hơn. So với việc nói quá nhiều, hành động thực tế từ bố mẹ sẽ có thể trở thành tấm gương và động lực mạnh mẽ để con trai cố gắng làm theo.
Muốn dạy con trai hiệu quả, thay vì nói quá nhiều thì bố mẹ nên hành động để trẻ noi gương.
Sắp xếp mọi thứ cho con
Điều cần tránh thứ hai trong việc nuôi dạy con trai là sắp xếp. Trong quá trình nuôi dạy con trai, nhiều bà mẹ có tâm lý rằng con trai hay lóng ngóng, tay chân vụng về, không khéo léo được như con gái nên những bà mẹ thường sẽ làm mọi việc thay con. Chẳng hạn như các công việc sinh hoạt hàng ngày, giặt giũ, bếp núp, dọn dẹp nhà cửa,...
Vì vậy, nhiều bà mẹ không "buông tay" để rèn luyện tính tự lập cho con, mà thay vào đó là chăm lo, sắp xếp cho con cái những nhu cầu cơ bản về cuộc sống như ăn, ở, đi lại, việc lớn việc nhỏ và thậm chí là can thiệp vào cả những lựa chọn và quyết định của con cái, chỉ muốn đặt con dưới quyền của mình và đi theo sự sắp xếp mà mình đã vạch ra.
Nhưng nếu một cậu bé lớn lên trong một môi trường được sắp đặt, tính tình của cậu ấy sẽ rất nóng nảy, bởi vì cậu ấy không bao giờ thực sự hành động theo chính những điều bản thân mong muốn, mà chỉ tuân theo mệnh lệnh. Đồng thời, cậu bé cũng sẽ hình thành khả năng tự lập kém, điều này là hoàn toàn tiêu cực đối với tương lai về sau của đứa trẻ.
Hướng dẫn không rõ ràng
Ngoài việc cằn nhằn, nhiều bà mẹ còn có một tính khác là hướng dẫn không rõ ràng. Trên thực tế, ba điều này là lũy tiến theo từng lớp. Nhiều bà mẹ thích cằn nhằn và sắp xếp, nhưng đồng thời cũng giỏi nhất ở những hướng dẫn không rõ ràng.
Khi các bà mẹ muốn con mình làm một việc, chẳng hạn như yêu cầu trẻ đi giày trước khi ra ngoài và lúc này khi trẻ thực hiện mệnh lệnh một cách lóng ngóng, một số bà mẹ sẽ cảm thấy rất mất kiên nhẫn.
Tuy nhiên, mẹ lại không thể nói những điểm chính, thay vì đưa ra hướng dẫn chính xác để trẻ hiểu và hành động nhanh hơn, thì mẹ lại chỉ nói nhiều điều vô nghĩa.
Chẳng hạn như "con có lẹ tay lẹ chân lên không, chúng ta đang rất vội đấy". Những lời chỉ dẫn dài dòng của mẹ không rõ ràng, sẽ chỉ làm mất đi sự tập trung và khả năng tư duy phán đoán của trẻ.
Dạy con trai cần sự kiên nhẫn, nếu bố mẹ hướng dẫn không rõ ràng thì trẻ sẽ không cải thiện được thiếu sót của mình một cách nhanh chóng.