Ngày nay, các bà mẹ hiện đại không chỉ quan tâm đến cân nặng mà còn chú trọng việc phát triển chiều cao cho bé yêu. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng chưa phải là “điều kiện đủ” để đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ. Tại hội thảo khoa học Giải pháp dinh dưỡng cho từng cột mốc của trẻ tại TP HCM vào ngày 19/4 và tại Hà Nội vào ngày 20/4, các chuyên gia cho rằng trẻ em không chỉ lớn lên theo độ tuổi, mà còn theo từng cột mốc phát triển. Đó là những cột mốc về thể chất, bao gồm vận động thô (ngồi, bò, tập đi), vận động tinh (cầm muỗng, cầm viết…), nhận thức (suy nghĩ, học hỏi, giải quyết vấn đề), giao tiếp và cảm xúc, ngôn ngữ.
Mỗi đứa trẻ đều có một số cột mốc phát triển quan trọng trong cùng một khoảng thời gian nhất định. |
Mỗi bé yêu sẽ có nhịp độ phát triển riêng. Con bạn có thể chậm đi song nói sớm hơn trẻ cùng tuổi. Bé có thể bỏ qua giai đoạn bò và chuyển luôn sang tập đi. Mặc dù có khác nhau, song mức “lẽ ra phải đạt” ở độ tuổi nhất định là điều cha mẹ không thể bỏ qua. Để con chạm cột mốc, cần ba yếu tố chính: dinh dưỡng, di truyền và môi trường. Do đó, cha mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đúng cách và phù hợp để tối đa tiềm năng của con trong từng cột mốc phát triển.
Theo đó, hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn có khuynh hướng sử dụng chung một loại sữa dành cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi. Tuy nhiên, điều này có thể chưa hợp lý vì giai đoạn 1 - 2 tuổi, bé bắt đầu tò mò tìm hiểu về thế giới xung quanh nên cần phải được hoàn thiện chức năng của thị giác và phát triển trí não để quan sát và xử lý những thắc mắc với những điều mới lạ. Trong khi đó, giai đoạn 2 - 4 tuổi, bé rất giàu trí tưởng tượng và ham học hỏi thông qua việc khám phá thế giới xung quanh. Lúc này, ngoài việc bổ sung các dưỡng chất để phát triển trí não cho trẻ, cha mẹ cũng cần hỗ trợ trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh để tự do khám phá môi trường bên ngoài.
Trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp xuyên suốt trong 6 năm đầu đời để phát huy tối đa tiềm năng trong từng cột mốc phát triển. |
Cũng tại hội thảo khoa học Giải pháp dinh dưỡng cho từng cột mốc, giáo sư louise dye của Trường Đại học Leeds, Anh, nhấn mạnh dinh dưỡng chiếm đến 32% đối với sự phát triển của trẻ, trong khi di truyền chỉ chiếm 23%; môi trường sống, sự hỗ trợ của người chăm sóc trẻ chiếm 45% còn lại. Cung cấp dinh dưỡng đúng cách không những giúp trẻ phát triển thể chất vượt bậc mà còn hỗ trợ chức năng của não phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Dinh dưỡng là yếu tố có thể bù đắp cho yếu tố di truyền đã được quy định sẵn, đồng thời sẽ tối đa tiềm năng của trẻ trong từng cột mốc phát triển.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM khuyên cha mẹ nên cập nhật kiến thức nuôi con từ khi có ý định sinh bé để đảm bảo dinh dưỡng đúng cách và xuyên suốt từ lúc có bầu đến khi trẻ tròn 6 tuổi. Mỗi đứa trẻ đều có một số cột mốc phát triển quan trọng trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Cột mốc phát triển là một trong những yếu tố quan trọng và tiện lợi để cha mẹ theo dõi quá trình lớn lên của trẻ, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời khi trẻ lớn từng ngày, không chỉ về thể chất, mà cả hệ thần kinh (trong đó có ngôn ngữ, nhận thức và tư duy…). Nền tảng dinh dưỡng càng phù hợp càng hỗ trợ trẻ phát huy tối đa các cột mốc phát triển, giúp trẻ tò mò học hỏi, khám phá và sáng tạo.
Phương Thảo
Được nghiên cứu trên kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam và Đông Nam Á (SEANUTS) và nhu cầu dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới WHO, dòng sản phẩm Dutch Lady mới là một trong những giải pháp dinh dưỡng cho từng cột mốc phát triển gồm: Dutch Lady Mama (cho giai đoạn mang thai), Dutch Lady khám phá (cho trẻ 2-4 tuổi) và Dutch Lady sáng tạo (cho trẻ 4-6 tuổi). |