Hầu hết chúng ta đều biết các giáo dục của gia đình đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Nếu trẻ thường xuyên nói với mẹ những câu sau, chứng tỏ con được giáo dục rất tốt, bé sẽ trở thành người con hiếu thảo, biết yêu thương, chăm lo cho gia đình và bố mẹ.
"Mẹ ơi, con yêu mẹ!"
Nhiều bố mẹ thường có thói quen thể hiện tình yêu một cách kín đáo, còn trẻ con thường bộc lộ cảm xúc trực tiếp. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ đều biết cách thể hiện tình yêu với mẹ.
Nếu một đứa trẻ biết nói những lời ngọt ngào với mẹ như "Con yêu mẹ", "Con nhớ mẹ", "Con thương mẹ nhiều lắm", chứng tỏ người mẹ đã giáo dục trẻ rất tốt khi tạo môi trường tràn ngập tình yêu cho trẻ trưởng thành.
Và khi đứa trẻ trưởng thành, trẻ nhất định sẽ trở thành một đứa con hiếu thảo, đây là thói quen mà bố mẹ phải dạy dỗ trẻ ngay từ thuở nhỏ, giúp trẻ nhận ra yêu thương người thân trở thành bản năng của trẻ.
Đồng thời, nếu bố mẹ cũng thường xuyên nói những điều này mỗi ngày là bố mẹ đang định hướng con trở thành đứa trẻ hạnh phúc và thành công trong tương lai, con cũng ngày càng tự tin, biết trân trọng tình cảm, mối quan hệ trong gia đình.
"Sau này lớn lên con sẽ chăm sóc cho mẹ"
Chắc hẳn người mẹ nào cũng sẽ vô cùng hạnh phúc và cảm động nếu được nghe con nói "Sau này lớn lên con sẽ chăm sóc cho mẹ". Thực tế, rẻ con vốn rất đơn thuần, khi trẻ nói ra những điều ấy chứng tỏ trẻ muốn chăm lo cho mẹ.
Đồng thời, điều này cũng cho thấy bố mẹ đang áp dụng phương pháp giáo dục đúng cách, con có trách nhiệm ngay từ nhỏ. Chỉ cần trẻ có suy nghĩ đúng đắn và định hướng tốt sẽ dẫn lối cho hành động sau này, khi trẻ lớn lên nhất định người hưởng phúc sẽ là mẹ.
Bố mẹ có thể tìm ra những hành động tốt và nhận xét về trẻ, khi những hành vi tốt được ghi nhận thì trẻ sẽ tiếp tục phát triển những hành vi tốt này.
Khi trẻ lớn lên, sự đóng góp của trẻ cũng sẽ tăng lên, kể cả trong và ngoài gia đình. Trẻ sẽ học được trách nhiệm chăm sóc bản thân và trách nhiệm đóng góp vào công việc chung của gia đình.
"Mẹ ơi, con muốn được giúp mẹ".
Khi trẻ nói "Mẹ ơi, con muốn được giúp mẹ", chứng tỏ trẻ không muốn thấy mẹ chịu cảnh vất vả nên chủ động giúp mẹ. Độ tuổi của trẻ còn nhỏ, có nhiều việc trẻ không thể phụ giúp mẹ, nhưng tấm lòng của trẻ đủ để an ủi nỗi lòng của người làm mẹ.
Khi trẻ có suy nghĩ đỡ đần, phụ giúp nghĩa là trẻ thấu hiểu nỗi khổ và muốn dùng hành động san sẻ với người thân trong gia đình.
Nếu trẻ thường xuyên biểu đạt tình cảm với bố mẹ, đó chính là niềm hạnh phúc gia đình. Trong một số trường hợp, nếu trẻ không thể hiện tình yêu với mẹ, không có nghĩa là trẻ không yêu mẹ, có lẽ trẻ ngại ngùng và không khéo trong việc biểu đạt tình yêu với mẹ, lúc này bố mẹ nên chú ý đến phát triển tính cách của con, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.
Để giúp trẻ hình thành và phát huy những đức tính tốt, bố mẹ trước tiên hãy thể hiện tình yêu với con mỗi ngày, cho trẻ làm quen với những lời nói tràn đầy tình yêu thương, khi đó trẻ sẽ mạnh dạn bộc lộ tình cảm với mẹ.