Hầu hết bố mẹ nào cũng mong con lớn lên thành công, nên không ngại đầu tư cho con từ việc học đến vui chơi, thư giãn trong cuộc sống hàng ngày.
Một giáo sư tại Đại học Harvard cho biết rằng, thời điểm trẻ đi học về, bố mẹ thường xuyên hỏi một số câu, sẽ tạo cơ hội để trẻ chia sẻ, có triển vọng thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, điều quan trọng là giúp trẻ hình thành thói quen chủ động chia sẻ, vì vậy không nhất định mẹ sẽ hỏi trẻ tất cả các câu hỏi này trong 1 ngày, có thể hỏi một hoặc hai. Sau đó mẹ xem xét có thể chỉ ra được câu hỏi nào sẽ thu được phản hồi tốt nhất từ trẻ. Mẹ sẽ muốn hỏi trong khoảng thời gian mà trẻ có khả năng tập trung, sẵn sàng chia sẻ tốt nhất.
"Hôm nay có học được điều gì hay ở trường không con?"
Bố mẹ nào cũng luôn muốn biết con đã trải nghiệm những gì trong một ngày đến trường. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh hỏi theo mô típ quen thuộc như “Hôm nay con đi học có vui không? “Hôm nay con đi học thế nào?”. Đây thực tế là câu hỏi chung chung, vì vậy bố mẹ cũng không thể nghe được nhiều câu chuyện, hay trẻ sẽ trả lời điều gì như mong đợi.
Vì vậy, bố mẹ hãy thay đổi cách tiếp cận cụ thể hơn "Hôm nay có học được điều gì hay ở trường không con?" đây là một trong những câu nói có tính khơi gợi quan trọng, có tác dụng khảo sát cách định giá của trẻ, giúp trẻ hiểu rằng điều gì tốt, điều gì không tốt, điều gì hay ho thú vị và điều gì không.
Cách đặt câu hỏi thú vị và mang tính kích thích trẻ nói, sẽ giúp bố mẹ khai thác được nhiều thông tin hơn về một ngày đến trường của con.
"Kể bố mẹ nghe hôm nay con đã làm được những gì nào?"
Thực tế, nếu bố mẹ có thể giúp trẻ lớn lên với lòng tự tin, trẻ sẽ dễ tạo dựng thành công trong cuộc sống. Một đứa trẻ tự tin sẽ có những suy nghĩ tích cực và thực tế về khả năng của mình. Câu nói này thực chất đang khuyến khích trẻ, tăng cường sự tự tin ở trẻ.
Khi bố mẹ hỏi con đúng lúc, đúng thời điểm giúp bố mẹ hiểu bé hơn, mặt khác giúp trẻ chia sẻ suy nghĩ của mình.
Hãy cố gắng nhìn vấn đề một cách khách quan, tích cực và khơi dậy niềm tin ở trẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào để trẻ thấy rằng bố mẹ luôn tin tưởng mình. Điều đó sẽ là động lực để trẻ học tập, rèn luyện tốt hơn.
Trường hợp, trẻ chưa làm được điều gì đặc biệt, bố mẹ nên cố gắng động viên, khuyến khích con hoặc đưa ra những giải pháp giúp bé tự tin hơn trong những ngày tới, không nên thất vọng khi trẻ không đạt được như mong muốn, hãy hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực hơn.
"Con không thích điều gì trong hôm nay?"
Thời gian đầu đi học mẹ có thể vẫn chỉ hỏi "Hôm nay có học được điều gì hay ở trường không con?" nhưng sau một thời gian thì việc khơi gợi cho con chia sẻ thêm là điều cần thiết.
Mẹ có thế kết hợp nhiều câu hỏi và hỏi trẻ lần lượt để khai thác thêm các hoạt động cũng như cảm xúc của con ở trường, kể cả những điều trẻ không thích như "Con không thích điều gì trong hôm nay?" Hay "Có điều gì làm con không vui?"
Việc kích thích và khai thác một ngày đến trường của con không chỉ đơn thuần là hỏi và đáp mà đó còn là cách để các bố mẹ thấu hiểu, kịp thời điều chỉnh nếu trẻ cần bất cứ sự trợ giúp nào mà không thể tự nói ra.
"Có cần bố mẹ giúp gì cho con không?"
Câu hỏi này nhằm thể hiện sự quan tâm của bố mẹ đến con cái, đồng thời khẳng định việc học vốn là việc của cá nhân trẻ, bố mẹ có thể can thiệp, giúp đỡ, hỗ trợ khi con cần.
Việc bố mẹ chủ động hỗ trợ khi con cần, sẽ giúp trẻ hướng tới để có chất lượng cuộc sống tốt đẹp và lành mạnh hơn khi trưởng thành.
Những đứa trẻ luôn được bố mẹ quan tâm và hiểu được cách chia sẻ, gắn kết với gia đình sẽ mang lại lợi ích trong tương lai, tư duy tích cực sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc, sống vui vẻ và biết hài lòng với cuộc sống của mình.