Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giữ nguyên hương vị nguyên bản từ thực phẩm. Những loại thực phẩm cho trẻ sẽ nấu riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau để trẻ phát triển và kích thích được vị giác, kích thích trẻ thèm ăn.
Ăn dặm kiểu Nhật được rất nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Đây còn là hình thức để trẻ ăn thô, tất cả các loại thức ăn được làm chín sẵn và bé sẽ tự bốc để ăn, giúp kích thích khả năng nhai của trẻ. Có thể nói, ăn dặm kiểu này là hình thức ăn rất tự nhiên, mẹ không cần ép ăn mà vẫn tạo được hứng thú ăn cho trẻ.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 thángỞ giai đoạn 6 tháng tuổi, bé mới tập làm quen với thức ăn nên mẹ hãy cho trẻ ăn từng chút một, ăn từ ít đến nhiều. Thời điểm này, ăn dặm kiểu Nhật sẽ để bé làm quen với mùi vị của những loại thức ăn khác nhau và học cách sử dụng muỗng để ăn. Mẹ có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm bổ dưỡng và ngon miệng cho bé dưới đây:
Thực đơn 1: Thực đơn 2: Thực đơn 3: Thực đơn 4: Gợi ý một số các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi Cháo đậu cô ve- Nguyên liệu: Cháo trắng, đậu cô ve
- Cách làm:
+ Rửa sạch đậu, trần đậu qua nước sôi rồi luộc chín mềm, nghiền nhuyễn.
+ Trộn đậu nghiền vào cùng với cháo trắng và khuấy đều tay.
Súp khoai tây sữa- Nguyên liệu: Khoai tây, sữa
- Cách làm:
+ Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ và luộc chín.
+ Mang khoai tây trộn chung cùng sữa và nấu với sữa cho đến khi chín mềm.
+ Nghiền nhuyễn hỗn hợp khoai tây và sữa.
Súp sữa bí đỏ- Nguyên liệu: Bí đỏ, sữa
- Cách làm:
+ Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, nấu chín trong khoảng 5 phút.
+ Pha sữa bột rồi trộn chung với bí đỏ đã nấu, đun lửa vừa cho đến khi chín mềm.
+ Nghiền nhuyễn hỗn hợp bí đỏ và sữa.
Cháo cà rốt nghiền- Nguyên liệu: Cà rốt nghiền, cháo trắng.
- Cách làm:
+ Cháo nấu theo tỉ lệ 1 gạo/10 nước rồi rây nhuyễn lấy ra 2 thìa nhỏ.
+ Gọt vỏ cà rốt tươi, rửa sạch, luộc chín rồi nghiền nhỏ.
+ Trộn cháo cùng cà rốt vào chung 1 bát rồi cho bé ăn.
Cháo rau chân vịt- Nguyên liệu: Cháo trắng, rau chân vịt
- Cách làm:
+ Nhặt lá rau chân vịt và rửa sạch.
+ Luộc rau cho đến khi chín mềm và nghiền nhuyễn.
+ Nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo/ 10 nước, rây nhuyễn và lấy ra 2 thìa nhỏ.
+ Trộn cháo cùng rau chân vịt cho vào bát.
Cháo cá- Nguyên liệu: Cháo trắng, cá, rau cải.
- Cách làm:
+ Cá mang hấp chín, bỏ da, xương, dã thật mịn, lọc qua rây với nước luộc rau/dashi.
+ Rau cải nhặt lá, rửa sạch, luộc, giã nhỏ, lọc qua rây.
+ Trộn cháo, cá, rau cải.
Cá sốt đậu Hà Lan- Nguyên liệu: Đậu Hà Lan, cá, nước dashi/nước rau luộc/ nước dùng gà.
- Cách làm:
+ Cá chế biến tương tự như món cháo cá.
+ Đậu Hà Lan mang hấp chín, nghiền nhuyễn, rây mịn.
+ Trộn cá, đậu Hà Lan cùng nước dashi/nước rau luộc/ nước dùng gà.
Cháo bánh mỳ sữa chua- Nguyên liệu: Cháo, bánh mì, sữa chua.
- Cách làm:
+ Để bánh mì vào trong nước sôi cho đến khi chín nhừ thì lấy ra.
+ Trộn đều bánh mì đã nhừ, cháo và sữa cho là có thể cho bé ăn được.
Rau cải trộn đậu hũ- Nguyên liệu: Đậu hũ, rau cải
- Cách làm:
+ Luộc chín chín rau cải và nghiền nhuyễn.
+ Đậu hũ cũng thực hiện tương tự.
+ Trộn đều rau cải và đậu hũ để trẻ ăn.
Cháo trứng- Nguyên liệu: Cháo trắng, lòng đỏ trứng gà, nước dashi/nước luộc rau/nước dùng gà.
- Cách làm:
+ Cho nước dashi vào trong nồi đun sôi.
+ Cho cháo đã nấu vào khuấy đều.
+ Đánh tan lòng đỏ trứng gà rồi cho vào cháo từ từ.
+ Khuấy đều cho đến khi trứng chín kỹ.
Lưu ý khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi- Lên lịch ăn dặm kiểu Nhật từng tuần cho bé: Khi xác định cho bé ăn theo phương pháp này, bố mẹ nên tổ chức lịch ăn khoa học và hợp lý, chia ra cụ thể theo từng bữa ăn (sáng-trưa-chiều)... để đảm bảo dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
- Không nêm nếm gia vị ở thời điểm này: Mẹ không nên cho gia vị như mắm, muối, hạt nêm cho bé ở thời điểm này. Bên cạnh đó, một số loại cá lưng xanh như cá thu, những loại giáp xác như bạch tuộc, tôm cua, ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), sữa bò, thịt dễ gây dị ứng cho bé. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ nên tránh các loại thực phẩm trên.
- Đối với các bé nhạy cảm: Nếu như bé không muốn ăn, không nên ép bé ăn, ngưng khoảng 2-3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử tập cho bé ăn lại.
- Không được trộn lẫn thức ăn: Mỗi lần chỉ cho bé ăn từng loại thực phẩm, không trộn lẫn để phát hiện ra nguyên nhân (nếu có). Mẹ luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để bé có thể nhận biết được khẩu vị. Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.
- Vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ thường xuyên: Thường xuyên khử khuẩn và diệt trùng các dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ giúp tránh được các vi khuẩn gây hại cho bé.
Đặc biệt, trong quá trình cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy để mắt đến các bé để kịp thời phát hiện được dấu hiệu lạ. Những ngày đầu thực hành theo thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật lần đầu bố mẹ chuẩn bị tâm lý thực thoải mái, không gò ép bé để có thể cùng con trải nghiệm một bước mới trong hành trình đầu đời.
Nguồn: