Theo chân nhiếp ảnh gia Tâm Bùi trải nghiệm 7 ngày tại trang trại bò sữa Cô Gái Hà Lan tọa lạc ở Lâm Đồng, các mẹ sẽ bất ngờ trước quy chuẩn có 1-0-2 nơi đây.
Ngày 1: Mát xa nhẹ nhàng vú bò trước khi vắt!
Chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tạo môi trường sống tốt là những cách chăm bò quen thuộc của người nông dân Việt Nam, giúp bò khỏe mạnh và cho sữa chất lượng hơn. Thế nhưng, đàn bò vui vẻ được nâng niu nhẹ nhàng từ việc lau vú, thư giãn trước khi lấy sữa là bí quyết lần đầu được “tiết lộ”. Từ cách nuôi bò theo kiểu mò mẫm, tự phát, người nông dân được chuyên gia Hà Lan tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa theo chuẩn Hà Lan.
Ngày 2: Hóa ra vắt sữa cũng phải đảm bảo 4 nguyên tắc vàng
Bò sữa tại đây được vắt một ngày hai lần, vào sáng sớm và chiều tối cách nhau khoảng 12 tiếng nhằm đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất. Trước khi tiến hành vắt sữa, bò phải trải qua quy trình thử tia sữa đầu và kiểm tra cảm quan chất lượng tia sữa. Để đảm bảo chất lượng sữa tươi nguyên liệu, nông dân của Cô Gái Hà Lan phải tuân thủ “4 nguyên tắc vàng”: Đảm bảo vệ sinh, kiểm tra tia sữa đầu, tuân thủ đúng kỹ thuật vắt sữa, bảo vệ sức khỏe bầu vú bò và vệ sinh dụng cụ, giao sữa trong vòng 20 phút.
Ngày 3: Thời đại 4.0 rồi, bò được vắt sữa bằng máy nhé!
Tại các nông trại thuộc “đại gia đình” Cô Gái Hà Lan, hoạt động vắt sữa đều được thực hiện bằng máy, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn ở mức cao nhất cho sữa tươi nguyên liệu. Điều ngạc nhiên là máy vắt sữa có thể điều chỉnh áp lực hút và nhịp hút theo lưu lượng, ngăn ngừa việc tổn thương bầu vú và gây viêm vú cho bò sữa. Hơn hết, trong quá trình vắt sữa, bò cũng được quạt để mát mẻ, được cho ăn để kích thích xuống sữa, giúp bò thoải mái hơn và không bị stress. Máy vắt sữa sau khi sử dụng được vệ sinh bằng thiết bị rửa bán tự động để đảm bảo luôn sạch đúng chuẩn.
Ngày 4: Yêu thương là phải phòng bệnh cho đàn bò
Đặc biệt hơn, tình yêu thương những người nông dân dành cho đàn bò chính là điều khiến bất cứ ai khi chiêm ngưỡng bộ ảnh liên tiếp bất ngờ. Không chỉ chu đáo trong công đoạn vắt sữa, vú bò cũng được vệ sinh kỹ lưỡng trước và sau khi vắt. Trước lúc vắt sữa, bò được lau vú bằng khăn tiệt trùng dùng một lần. Sau khi vắt, bò được nhúng vú bằng dung dịch sát trùng và được thả ra sân cho vận động, ăn uống.
Ngày 5: Thế nào là chăm bò như chăm con?
Đối với người nông dân, có những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng họ truyền vào đó sự chu đáo, cẩn thận như chăm con vừa yêu thương lại vừa tuân theo quy chuẩn. Như trải đệm cao su trong ô bò nằm để bò được thoải mái nghỉ ngơi, ngăn ngừa đau chân móng và bò cho sữa nhiều hơn. Việc trải đệm sẽ khiến người nông dân khó khăn hơn trong việc dọn dẹp chuồng bò mỗi ngày. Nhưng vì lòng yêu thương, người nông dân khác đều sẵn sàng thực hiện công việc tỉ mỉ này.
Ngày 6: Người nông dân “chuẩn Hà Lan” giàu kiến thức
Nông dân tại các nông trại bò sữa theo chuẩn Hà Lan này đều được trang bị kiến thức từ Cô Gái Hà Lan để có thể chăm sóc bò tốt hơn. Họ quan sát từng biểu hiện nhỏ của bò, có thể biết được cô bò nào đang ốm, cô bò nào có dấu hiệu bị viêm vú, đau chân móng. Bên cạnh đó, các chuyên gia của Cô Gái Hà Lan cũng tập huấn cho người nông dân thường xuyên… Nhờ những kiến thức này, người nông dân đã có thể an tâm và tự tin hơn khi chăm sóc đàn bò của mình.
Ngày cuối: Tạm biệt những cô bò được yêu thương
Hành trình trải nghiệm tại trại bò sữa Lâm Đồng đã lật mở bí mật phía sau tiêu chuẩn chất lượng của Cô Gái Hà Lan. Để có được hàng triệu hộp sữa tinh khiết, vượt chuẩn an toàn đến 11 lần không chỉ có quy trình khắt khe mà tình yêu thương đàn bò cũng góp phần quan trọng. Những “cô” bò sữa hạnh phúc vì được vuốt ve, chăm sóc là khởi nguồn của hàng triệu ly sữa ngọt lành, tinh khiết cho trẻ em.