Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Hành trình dạy con khiếm thính gọi tiếng ‘mẹ’

Hành trình dạy con khiếm thính gọi tiếng ‘mẹ’

Hành trình dạy con khiếm thính gọi tiếng ‘mẹ’

Một ngày cuối tháng 10/2023, tại hành lang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội), Vũ Thị Huế (34 tuổi, quê Thái Bình) gần như không rời mắt khỏi ánh đèn sáng đỏ suốt gần hai tiếng, báo...

12/05/2025 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Một ngày cuối tháng 10/2023, tại hành lang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội), Vũ Thị Huế (34 tuổi, quê Thái Bình) gần như không rời mắt khỏi ánh đèn sáng đỏ suốt gần hai tiếng, báo hiệu ca mổ của con trai chị, bé Gold, đang diễn ra.

"Lúc bác sĩ báo con cấy được 19/22 điện cực, tôi mừng quá, nhảy lên vì không tin đó là sự thật", Huế kể lại, giọng vẫn còn run. Khoảnh khắc ấy là khởi đầu cho một đoạn đường mới, giúp con nghe được âm thanh đầu tiên trong đời.

Bé Kiều Vũ Anh Quân (tên ở nhà là Gold) sinh ngày 18/3/2022, là con thứ hai của vợ chồng Huế. Những tháng đầu đời, cậu bé phát triển bình thường: mọc răng, tập đi đúng cữ, lanh lợi, nhanh nhẹn. Thấy con hơn một tuổi chưa biết nói, chị nghĩ đơn giản là chậm hơn anh trai, nên tự dạy con bằng cách chơi cùng, không cho xem tivi để con tập giao tiếp.

Một lần, chị đánh rơi vung nồi xuống sàn nhà. Âm thanh vang lên nhưng Gold vẫn bình thản chơi như không có chuyện gì. Cảm giác bất an, chị thử gọi to, mở tivi âm lượng lớn nhưng con vẫn không có phản ứng. Huế đưa con đến bệnh viện khám thì được bác sĩ kết luận: bé Gold bị điếc bẩm sinh, mức độ sâu, không nghe được bất kỳ âm thanh nào.

"Tôi như bị sét đánh, không thể tin nổi. Tôi chỉ biết khóc và tự trách đã để con sống 15 tháng đầu đời trong im lặng mà không hay biết", Huế nghẹn lời.

Chồng làm việc ở nước ngoài, chị ôm con về nhà mẹ đẻ nương nhờ. Bà ngoại hơn 70 tuổi trở thành chỗ dựa tinh thần cho ba mẹ con. "Có lúc tôi và mẹ ôm nhau khóc nhưng sau đó chính mẹ là người vực tôi dậy. Tôi còn nhớ lời mẹ khi đó: 'Ông trời không lấy hết của ai cái gì, mất cái này sẽ được bù cái kia, cố lên con'. Những lời ấy theo tôi suốt hành trình", Huế nói.

Hành trình dạy con khiếm thính gọi tiếng mẹ - 1

Bà ngoại dạy bé Gold tập nói. Ảnh: NVCC

Hành trình đi tìm tia hy vọng

Bác sĩ khuyên cấy ốc tai điện tử nhưng thiết bị này có giá lên tới 500 triệu đồng con số quá lớn với gia đình chị lúc đó. Sau khi vay mượn, gom góp khắp nơi, chị quyết định thực hiện ca cấy cho con. Song, hy vọng lại lần nữa bị dập tắt khi kết quả chụp phim cho thấy con không có dây thần kinh thính giác (yếu tố quyết định để có thể phẫu thuật cấy ốc tai điện tử). Huế kể, khoảng thời gian đó chị không ăn không ngủ, chỉ ôm con và khóc. "Cú sốc này còn đau đớn hơn lần nghe tin con bị điếc bẩm sinh bởi điều đó đồng nghĩa với việc bé không còn một tia hy vọng nào có thể nghe được", chị mô tả.

Sau khi ổn định tinh thần, Huế lao vào tìm hiểu khắp các hội nhóm phụ huynh có con khiếm thính. Mỗi bình luận, mỗi chia sẻ đều được chị đọc kỹ. May mắn đến khi chị tìm được một bác sĩ ở TP HCM từng làm nhiều ca phẫu thuật khó. Sau khi gửi phim chụp, bác sĩ nhận định con chị có thể có dây thần kinh nhưng rất mảnh. Một tia sáng le lói. Chị tiếp tục ôm hy vọng: "Tôi không cần con nghe như người bình thường, chỉ cần con biết tiếng còi xe, gọi được mẹ là đủ".

Theo chỉ định của bác sĩ, bé Gold đeo máy trợ thính để thử phản xạ âm thanh trước khi phẫu thuật. Sau 20 ngày, chị thử vỗ tay, đập mâm, gọi to và con quay đầu lại. Hai tháng sau, bác sĩ xác nhận bé có thể làm phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Trong ca mổ, khi bác sĩ thông báo đạt 19/22 điện cực, Huế bật khóc, nhấc máy gọi báo cho người thân. Niềm vui ấy chỉ là bước khởi đầu.

Hành trình dạy con khiếm thính gọi tiếng mẹ - 2

Sau ca phẫu thuật của bé Gold, Huế nghỉ việc, ở nhà hỗ trợ con tập nói. Ảnh: NVCC

Để phục hồi khả năng nghe và nói, bé Gold phải trị liệu định kỳ ở Hà Nội, mỗi tuần một lần. Huế nghỉ hẳn công việc, tập bán hàng online để tiện chăm con và trang trải chi phí. Chị học cùng cô giáo, về nhà tự dạy con từng âm. Có ngày tập đúng một âm "ng" cả tiếng đồng hồ vẫn không được. Hai tháng trôi qua, âm đó vẫn chưa hoàn chỉnh.

Một trong những kỷ niệm khiến Huế nhớ mãi là lần hai mẹ con lên Hà Nội trị liệu đúng hôm trời mưa lớn. Đến bến xe Giáp Bát, chị bắt xe ôm là một nam sinh viên. Biết hoàn cảnh của hai mẹ con, cậu nhất quyết không nhận tiền. Trưa hôm đó, hộp cơm chị mang theo bị thiu, may mắn được một người tốt bụng chia phần cơm cho bé Gold. "Chỉ là những điều nhỏ thôi nhưng khiến tôi xúc động và nhớ cả đời", chị tâm sự.

Khi con gọi "Mẹ"

Với con trai đầu lòng, Huế từng mất kiên nhẫn mỗi khi thức đêm trông con ốm nhưng đến khi dạy dỗ bé Gold, chị mới thực sự hiểu thế nào là nhẫn nại. Theo chị, nếu không phải là một người mẹ, có lẽ khó ai đủ sức bền bỉ để đi đến cùng như vậy. Đáp lại sự cố gắng của hai mẹ con, Gold giờ đã biết gọi "mẹ", "ông", "bà", "cam, "hoa"... Mỗi lần mẹ đi đâu về, bé chạy ra cửa reo "Mẹ". Chị gọi tên, con quay đầu lại, nhìn mẹ cười. Có lúc, bé còn ôm mẹ, nhường đồ ăn, hay để dành phần cho mẹ... Cô giáo đánh giá đây là tiến bộ vượt bậc so với một bé có dây thần kinh thính giác mảnh. Mỗi tháng tái khám, bác sĩ đều ghi nhận tín hiệu tích cực từ thiết bị và sự phối hợp chặt chẽ giữa mẹ và con.

"Ba năm qua, điều khiến tôi tự hào nhất là được nghe tiếng gọi 'Mẹ' từ con. Tôi có thể nghe câu đó cả ngày không chán", chị nói.

Hành trình dạy con khiếm thính gọi tiếng mẹ - 3

Bé Gold khóc vì không thể phát âm được nhưng vẫn không bỏ cuộc. Video: NVCC

Đầu năm 2025, Huế bắt đầu quay lại hành trình dạy con, chia sẻ lên TikTok như một cuốn nhật ký. Video Gold khóc vì phát âm không được, đạt gần 4 triệu lượt xem. Nhiều người mẹ có con khiếm thính liên hệ, hỏi kinh nghiệm, chia sẻ hoàn cảnh khó khăn. Huế lắng nghe, động viên từng người. Chị cho biết chỉ mong những người mẹ có hoàn cảnh giống mình không bỏ cuộc, bởi "dù sinh ra không trọn vẹn, con vẫn xứng đáng có một tuổi thơ đầy ắp yêu thương".

Ngày của Mẹ năm nay, chị dành suy nghĩ đặc biệt cho mẹ đẻ, người đã ôm lấy chị lúc tăm tối, tuyệt vọng nhất. "Mẹ là người thầy đầu tiên của tôi. Nếu tôi có thể làm mẹ tốt như bây giờ, là nhờ mẹ đã từng yêu tôi theo cách đó", Huế tâm sự.

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
3 bà mẹ đẹp nổi tiếng xứ Trung, con lại thừa hưởng nhiều đặc điểm “gen lặn” Em gái chồng độc thân nhưng luôn ‘dạy’ tôi cách làm mẹ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em gái chồng độc thân nhưng luôn ‘dạy’ tôi cách làm mẹ
Vợ chồng tôi cưới nhau được 15 năm, có hai con đang học trung học. Em gái chồng 38 tuổi, chưa lập gia đình, từng đi du học và hiện làm giảng viên. Chồng tôi và em gái thân nhau từ bé. Trong mắt...
[Chi tiết...]
Không hề mê tín, đứa trẻ đến để “trả ơn” hay “đòi nợ”, sự khác biệt quá lớn ngay từ lúc vừa chào đời
Một bác sĩ sản phụ khoa đã có 10 năm kinh nghiệm làm nghề cho biết, chị từng chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của hàng chục nghìn bà mẹ và em bé nên chị càng cảm nhận rõ hơn về điều...
[Chi tiết...]
Nữ diễn viên ly hôn làm nghề bán hàng online, con gái học trường quốc tế 5 tỷ/năm nhưng ở trường bị cô lập
Sau ly hôn, không phải bố mẹ mà con cái mới chính là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Tuy các bậc phụ huynh đều hiểu rõ điều này, nhưng trong một vài hoàn cảnh, họ vẫn ly hôn vì...
[Chi tiết...]
Con 12 tuổi vẫn uống sữa mẹ 3 lần/ngày, có biểu hiện lạ khi người mẹ định cai sữa
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi con uống sữa mẹ có thể có sự tương tác chặt chẽ giữa mẹ và con, giúp bé cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn rất nhiều. Tuy...
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Quảng cáo
4MEN SHOP
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay: JeanTienMai   -  Cân Nguyên Hùng
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG