Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Hen phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp

Hen phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp

Hen phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp

Khi mắc hen phế quản, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, đặc biệt đối với trẻ em, cha mẹ cần phải có hiểu biết về bệnh và luôn chú ý để có kế hoạch chăm sóc, điều trị cho con được hiệu quả.

21/08/2019 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Bệnh hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp. Khi có thêm yếu tố kích thích từ bên ngoài,  đường thở sẽ bị co thắt, sưng phù, tăng tiết đàm làm đường thở bị tắc nghẽn từng cơn. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị khó thở, tức ngực, ho kéo dài, hay vào ban đêm và sáng sớm. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Dấu hiệu cơn hen phế quản

Khi cơn hen xuất hiện, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:

- Cơn hen phế quản nhẹ: xuất hiện những cơn ho, khò khè.

- Cơn hen phế quản vừa: ho, thở khò khè rõ, tiếng nói ngắt quãng, có dấu hiệu thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ (co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn).

- Cơn hen phế quản nặng: khó thở nặng, trẻ nhỏ không bú được, nhìn thấy rõ hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn, môi trẻ tím tái, rất khó khăn khi nói hoặc khóc.

- Hen phế quản rất nặng (ác tính): trẻ không thể khóc hoặc nói, khó thở dữ dội, thậm chí có cơn ngưng thở. Nếu không có biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời trẻ khó tránh khỏi tử vong.

Hen phế quản ở trẻ em dấu hiệu nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp - 1

Bệnh hen phế quản thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ

Hen là bệnh di truyền, có tính chất gia đình. Tuy nhiên, còn cần có thêm yếu tố bất lợi từ môi trường thì bệnh hen mới phát sinh.

Có nhiều yếu tố gây khổi phát cơn hen mà chúng ta cần nhận biết để phòng tránh: 

- Do nhiễm virus đường hô hấp: Các trường hợp bị hen phế quản cấp đa phần đều do nguyên nhân này, chiếm đến 85%. Các loại virus gây bệnh là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, para-influenza virus, virus hợp bào hô hấp (RSV).

- Các nguyên nhân khác:

+ Môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc lá.

+ Các tác nhân gây dị ứng: mạt nhà, gián, phấn hoa, lông thú vật (chó, mèo), nấm mốc, hóa chất trong các chế phẩm tẩy rửa gia dụng….

+ Chất có mùi nồng.

+ Thực phẩm gây dị ứng: cá, tôm, cua, trứng, sữa, các loại hạt (đậu phọng)…

+ Gắng sức (nô đùa hoặc tập thể dục quá sức), xúc cảm mạnh...

Hen phế quản ở trẻ em dấu hiệu nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp - 2

Một số nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ. Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống của trẻ bị hen phế quản

Các bậc cha mẹ thường hay quan tâm tới việc trẻ bị hen phế quản kiêng ăn gì?

Chúng ta cần lưu ý 2 khía cạnh sau:

- Chỉ khoảng 5-10% bệnh nhân hen thật sự có dị ứng thức ăn. Do vậy, không cần thiết phải kiêng ăn nghiêm ngặt cho mọi trẻ hen mà chỉ tránh khi thật sự là dị ứng.

- Nhưng hen kèm dị ứng thức ăn lại thường nặng. Do vậy, cần lưu ý phát hiện trẻ hen có bị dị ứng thức ăn hay không. 

Trong thực tế, để việc điều trị hen phế quản có hiệu quả và hạn chế tái phát bệnh, cần lưu ý trong chế độ ăn của trẻ như sau:

- Tránh những thức ăn có nhiều muối, thức ăn đóng gói – đóng hộp. Tránh dùng bột ngọt.

- Cần theo dõi trẻ thường dị ứng với loại thực phẩm nào để kiêng ăn và phòng ngừa. Điều này là rất cần thiết vì mỗi trẻ lại có cơ địa riêng và hen kèm dị ứng thức ăn lại thường nặng.

- Tăng cường những thức ăn có chứa vitamin C, magnesium, những acid béo Omega 3 vào khẩu phần ăn của trẻ. Bởi vì việc thiếu vitamin C kết hợp với không khí ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là đối với trẻ em.

Một vài lưu ý đối với trẻ mắc hen phế quản

- Tỷ lệ mắc hen phế quản ở trẻ em trên thế giới là khoảng 10%. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu cơn hen nặng không được xử lý và cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, khi không kiểm soát được cơn hen, trẻ sẽ gặp những trở ngại trong cuộc sống như: phải nghỉ học thường xuyên, hoạt động thể chất bị hạn chế, mất ngủ, cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực và các triệu chứng dị ứng.

- Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn hen phế quản nhưng có thể kiểm soát được bệnh, trong một thời gian dài trẻ sẽ không còn triệu chứng của hen nữa. Nhưng phụ huynh không được chủ quan hoặc để cho trẻ tự ý dùng thuốc vì có khả năng các cơn hen sẽ tái xuất hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp hoặc khi đã trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ cần luôn chủ động nắm bắt thông tin, tình hình của con mình để giúp bé phát triển khỏe mạnh, cả về thể chất lẫn tâm lý.

- Đa phần các trưởng hợp trẻ mắc hen phế quản là do nguyên nhân dị ứng, chiếm đến 70-80%. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi test dị ứng để tìm ra nguyên nhân, giúp chủ động kiểm soát chế độ ăn và môi trường xung quanh trẻ. Nếu như liên quan đến các yếu tố môi trường không tránh được (phấn hoa, bụi nhà…) thì trẻ có thể được bác sĩ chỉ định liệu pháp miễn dịch đặc hiệu.  

- Trẻ có thể chơi cùng thú cưng như chó, mèo... nếu không bị dị ứng với lông và chất tiết ra của chúng. Điều này sẽ giúp giải tỏa tâm lý cho trẻ và bồi đắp tình yêu thương động vật, tinh thần trách nhiệm của trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị ứng thì cha mẹ có thể xin tư vấn ý kiến của bác sĩ để nuôi các con vật khác như: rùa, cá…

- Nếu được sử dụng đúng cách, các thuốc điều trị hen phế quản (dạng xịt, hít…) đều được cho là an toàn cho trẻ. Nhưng vẫn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát về liều lượng thuốc. Thuốc điều trị hen cơ bản được chia thành 2 mục đích sử dụng là: cắt cơn và ngừa cơn. Khi được chẩn đoán là mắc bệnh, trẻ sẽ được chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc dạng xịt/hít ở nhà để cắt cơn hen kịch phát. Phụ thuộc vào mức độ bệnh khác nhau mà trẻ chỉ cần dùng thuốc để ngừa cơn hoặc có thể kết hợp cả thuốc uống. 

Hen phế quản ở trẻ em dấu hiệu nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp - 3

Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

- Cha mẹ nên giải thích, cởi mở chia sẻ về bệnh tình với trẻ để giúp con có những kiến thức, thông tin về bệnh cũng như cách phòng tránh. Tuy nhiên, phụ huynh cũng khéo léo động viên con để trẻ không bị bối rối, lo lắng, dẫn đến áp lực tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Điều này rất quan trọng để kiểm soát các cơn hen vì nếu trẻ dùng thuốc (hít, xịt, khí dung) không đúng cách hoặc dùng không thường xuyên hoặc tự ý bỏ thuốc thì sẽ không còn tác dụng nữa.

- Trẻ có thể tham gia các hoạt động thể thao theo ý thích nếu như các cơn hen được kiểm soát tốt. Thậm chí tập luyện thể thao còn rất tốt cho tim mạch và hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ điều trị về các hoạt động của trẻ để có thể sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi tham gia hoạt động thể lực.

- Trong trường hợp trẻ thường xuyên xuất hiện các cơn khó thở trong và sau khi hoạt động thể chất thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ trường hợp trẻ bị hen phế quản do gắng sức.

- Cha mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu khi lên cơn hen kịch phát của trẻ. Từ đó, có thể đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của các trường hợp xảy ra, xác định khi nào thì cần theo dõi tiếp, lúc nào phải nhập viện.

- Nếu cần hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ, cha mẹ nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa về dị ứng hoặc hô hấp để được chẩn đoán và theo dõi một cách chính xác nhất.

Phòng tránh hen phế quản

Việc phòng tránh trẻ lên cơn hen còn phục thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để phòng tránh được tốt nhất cho con:

- Đối với trẻ có tiền sử bị hen:

+ Vào mùa lạnh: trẻ cần được mặc ấm, đặc biệt là khi đi ra khỏi nhà. Khi trẻ không có cơn hen thì mới tắm cho trẻ. Khi tắm, trẻ phải được tắm bằng nước ấm, lau người bằng khăn khô và mặc quần áo ngay khi tắm xong. Ngoài ra nếu được, tốt nhất nên chuẩn bị thêm một số thiết bị như: lò sưởi, điều hòa nóng để khi tắm xong, trẻ sẽ được ở trong không khí ấm, không bị lạnh đột ngột dẫn đến cảm lạnh, có nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản.

+ Không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có khả năng làm xuất hiện cơn hen như: tôm, cua, ốc...

+ Không nên cho trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi nên người trong gia đình tốt nhất không hút thuốc lá khi ở nhà và sử dụng các loại bếp ít khói.

Hen phế quản ở trẻ em dấu hiệu nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp - 4

Người thân không nên hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến trẻ. Ảnh minh họa

+ Thỉnh thoảng nên phơi nắng chăn ga, gối đệm cho sạch sẽ, khô ráo.

+ Khi vệ sinh phòng riêng của trẻ, dùng khăn ướt lau bụi và hút bụi bằng máy là tốt nhất.

+ Nghiêm túc điều trị theo tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Điều trị dự phòng hen ở trẻ em:

Ngoài điều trị cắt cơn hen ở trẻ thì việc điều trị dự phòng cũng quan trọng, đặc biệt đối với gia đình có tiền sử bố mẹ bị hen. Việc điều trị này sẽ phải tuân theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị dự phòng như sau:

+ Thuốc dạng hít : Fluticasone Propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort), Salmeterol/fluticasone propionate (Seretide), Formoterol/Budesonide (Symbicort).

+ Thuốc dạng uống: Montelukast….

Cần lưu ý là các thuốc phòng ngừa này sẽ được các bác sĩ chì định tùy mức đô nặng, mức độ kiểm soát của bệnh cũng như tuổi của trẻ. Các thuốc này không gây nghiện và nói chung là khá an toàn. Thường trẻ cần phải sử dụng thuốc trong 1 thời gian dài (nhiều tháng, thậm chí nhiều năm).

Các bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng của trẻ mà gia giảm liều lượng thuốc để có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh hen tốt nhất. Do vậy, cần cho trẻ tái khám đầy đủ, đúng hẹn và nhất là không được tự ý ngưng thuốc dù trẻ có vẻ tốt hơn.   

Hen phế quản ở trẻ em dấu hiệu nguyên nhân và chế độ ăn phù hợp - 5
Diếp cá - 'thuốc' trị viêm phế quản
Em xin chia sẻ một mẹo dân gian trị ho cực hay mà em đã 'thử nghiệm' hiệu quả.
Bấm xem >>
Theo Tiến sĩ Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi đồng 1 TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam (Khám phá)
Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • nước uống đóng bình
  • cho thuê diễn viên
  • dây nịt nam
  • giá sỉ quần jean
  • quần tây nữ
20 thực phẩm giàu canxi cho bé, nuôi con chân dài lành mạnh nhất Làm bố tuổi 60, Hòa Thân không ngại bị chê ông- cháu, quyết cho quý tử cuộc sống an yên
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Làm bố tuổi 60, Hòa Thân không ngại bị chê ông- cháu, quyết cho quý tử cuộc sống an yên
Hẳn có lẽ Vương Cương hiểu làm bố ở "tuổi lão" khó khăn thế nào nên ông dành mọi tâm huyết để nuôi dạy, truyền lại gia sản đồ cổ cho con.
[Chi tiết...]
Bé 4 tuổi đi học nhưng 3 trường mẫu giáo không nhận, lý do khiến nhiều mẹ Việt giật mình
Cậu bé bắt cô giáo phải đút ăn từng bữa, sẵn sàng tiểu tiện ngay tại bàn nếu cô giáo không đưa đi và đánh lại các bạn nếu không vừa ý.
[Chi tiết...]
Mẹ Đồng Nai tra Google để dạy con: Ngã phải tự đứng dậy, tắt đèn là biết nên đi ngủ
Khi ngã phải tự đứng dậy, đi học về tự giác để dép lên kệ, trước khi đi học tự cho sữa vào cặp, chỉ được dùng thẻ học, không được phép động đến điện thoại... đó là cách rèn con ngay từ nhỏ của chị Tuyết.
[Chi tiết...]
Kỳ lạ gia đình Hoàng Mập: Con ở biệt phủ 1.600m2 không biết bố giàu, vợ trông như giúp việc
Biệt phủ 1.600m2 nhiều đại gia hỏi mua nhưng Hoàng Mập kể khổ, anh bảo cho hai cô con gái không đứa nào chịu nhận.
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • tour bãi nhỏ
  • áo thun nam
  • ví da
  • sơ mi nữ
  • quần áo nữ
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • nước suối wami
  • shop quần lót nam
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay: JeanTienMai   -  Cân Nguyên Hùng
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG