Từng có thời gian sống ở nước ngoài trong một cộng đồng rất đa dạng và nhiều người ngoại quốc, tôi rất thích buổi tổi được đi dạo quanh khu phố. Một trong những lý do cho sở thích đó của mình, đó là tôi muốn biết cuộc sống của những người hàng xóm của tôi diễn ra như thế nào, cách họ dạy con ra sao và làm thế nào để họ nuôi nấng được những đứa con khỏe mạnh và giỏi giang.
Tôi muốn chia sẻ một chút hiểu biết, một chút kinh nghiệm, một chút trải nghiệm về cách các bà mẹ trên khắp thế giới nuôi dạy con cái. Nó có thể hữu ích cho chúng ta phần nào trên con đường “làm mẹ” còn cần đi lâu, và đi xa này
Cách chào hỏi
Ở Nhật Bản, Pháp và hầu hết các nước Mỹ Latinh, dạy con văn hóa ứng xử, chào hỏi là một điều cực kỳ quan trọng. Bất cứ khi nào trẻ con gặp một người quen, chúng đều phải chào hỏi lễ phép, dù người đó thân thiết đến đâu cũng không được tự nhiên nói chuyện ngay mà quên đi câu chào. Tôi cũng học theo họ, để dạy con mình một nét văn hóa ứng xử đẹp, một thói quen sẽ giúp bé thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của mình đối với người khác.
Thực đơn cho trẻ
Khi tôi đến Ecuado lần đầu tiên, vào một nhà hàng và hỏi ở đấy có “món cho trẻ con không?”, họ đã nhìn tôi với con mắt cực kì quặc. Ở Ecuado, các bà mẹ không hề có khái niệm “thực đơn cho trẻ” . Trẻ con Ecuado ăn bất cứ thứ gì những người khác trong gia đình ăn. Việc quá cầu kỳ và phân chia món nào cho con món nào cho bố mẹ cũng sẽ khiến trẻ trở nên kén cá chọn canh và lười ăn, biếng ăn.
Dạy con ngồi bô
Ở Trung Quốc, rất nhiều gia đình cho con mặc những chiếc quần được cắt bỏ đũng. Mẹ Trung tập cho con đi tiểu, đại tiện theo qui luật từ khi mới 11 ngày tuổi bằng cách bế bé ra bô mỗi ngày và thổi sáo miệng hoặc kêu “xi xi” để khiến bé buồn tè.
Đàn ông cũng phải chăm con
Đàn ông Thụy Điển nổi tiếng chăm con khéo nhất thế giới (ảnh minh họa)
Ở Thụy Điển, mối dây liên kết giữa cha và con là vô cùng quan trọng. Đàn ông Thụy Điển cũng có thời gian nghỉ thai sản y như phụ nữ. Kể từ năm 2002, Thụy Điển cho phép một cặp vợ chồng nghỉ thai sản 16 tháng (16 tháng cho cả vợ và chồng), công ty và chính phủ chia nhau trả 80% thu nhập hằng tháng cho người lao động. Trong số 16 tháng, có 2 tháng nghỉ “bắt buộc” đối với người chồng và không được viện bất kỳ lý do nào, tức là 2 tháng chồng và 14 tháng cho vợ.
Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng bắt gặp một ông bố trẻ đang trông đứa con gái nhỏ trong xe nôi, đợi một người bạn chạy đi thay tả lót cho con trai của anh ấy tại công viên Humlegaarden ở trung tâm thủ đô Stockholm.
Cấm trẻ mút ngón tay
Ở Philippines, bạn sẽ không bao gờ thấy cảnh một đữa trẻ mút tay. Ngoài lo lắng về vấn đề vệ sinh, mẹ Phillippines còn tin rằng nếu để cho con mút tay quá nhiều, bé sẽ dễ bị hô răng. Chính vì vậy, các em bé ở đây thường xuyên phải đeo bao bịt tay và nếu trẻ có cho tay vào miệng thì sẽ bị giật ra ngay. Tôi biết nhiều mẹ Việt vẫn có quan niệm này. Nhưng đối với tôi, trẻ mút tay là một dấu hiệu tích cực cho biết bé đang muốn khám phá hoặc muốn tự an ủi chính mình. Vì vậy, tôi để con thoải mái mút tay. Miễn là chúng được đảm bảo lau rửa thường xuyên.
Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời
Ở Nga, các ông bố bà mẹ thường khuyến khích con mình ra ngoài chơi với bạn bè. Tôi có thể dễ dàng bắt gặp những nhóm trẻ con tụ tập ngoài sân chơi hay công viên, cùng nhau đá bóng, đạp xe hay nô đùa. Mẹ Nga tin rằng, cho con chạy chơi ngoài trời sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng.
Nấu cho bố chứ không nấu cho con
Một “phát hiện” cực thú vị ở Mexico. Phụ nữ Mexico thường coi trọng việc nấu món người chồng thích hơn là món đứa con thích trong bữa ăn. Họ quan niệm, trẻ con sẽ tự học cách để thích những món ăn đó.
Trẻ con là “trung tâm vũ trụ”
Người Hà Lan nổi tiếng là yêu trẻ nhỏ. Các bà mẹ ở đây thường rất kiên nhẫn và không bao giờ quát mắng con cái. Họ rất thích có nhiều trẻ con và luôn mỉm cười với tôi bất cứ khi nào thấy tôi đi cùng con mình. Tôi luôn cố gắng học theo sự kiên nhẫn và tình yêu thương trẻ nhỏ của mẹ Hà Lan.
Ôm con không khiến trẻ hư
Ngày nay, rất nhiều bà mẹ rỉ tai nhau rằng không được ôm con, bồng bế con quá nhiều vì sẽ khiến bé quen hơi và liên tục mẹ bế. Tuy nhiên, đối với mẹ Italia, họ không quan tâm đến điều này. Mẹ Italia cho rằng họ thích được ôm con, bế con và muốn trẻ cảm nhận được tình yêu của người mẹ cũng như học cách thoải mái bày tỏ tình cảm của mình. Tôi cũng cố gắng bế con và yêu bé nhiều nhất có thể từ khi bản thân được chứng kiến những bà mẹ Italia bày tỏ tình cảm ngọt ngào với con mình.